Page 88 - Những nội dung cần xin ý kiến đóng góp LSĐB huyện Quốc Oai
P. 88
xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi; nhiều chuỗi liên kết
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhiều mô hình chuyển đổi cho hiệu quả kinh tế cao như:
mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong trồng cây ăn quả tại xã
Hòa Thạch; sản xuất rau thủy canh tại xã Cộng Hòa; mô hình ứng dụng VietGAP cho sản
phẩm nhãn chín muộn Đại Thành, bưởi Sài Sơn, Yên Sơn, trứng gà, gà đồi Đông Yên...
Đến năm 2024, tổng diện tích đã chuyển đổi sang các mô hình sản xuất khoảng 820 ha,
với giá trị sản phẩm canh tác trên đất nông nghiệp tăng từ 120 - 140 triệu đồng/ha/năm
lên 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.
Đi đôi với việc quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô
hình phù hợp với từng địa phương, toàn huyện có trên 7.500 ha đất trồng lúa (trong đó,
diện tích vụ xuân 4.300 ha và vụ mùa trên 3.200 ha), với các giống chủ yếu như: Thiên ưu
8, BC15 và Bắc thơm 7, Hương thơm 1… cho năng suất ổn định. Tuy nhiên, từ vụ xuân
2020, được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế huyện, nông dân trên địa bàn huyện đã đưa giống
lúa Japonica J02 vào canh tác, tạo cơ cấu giống mới, chất lượng tốt và đạt giá trị kinh tế
cao. Năm 2023, huyện phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội triển khai
mô hình sản xuất lúa vụ mùa theo hướng VietGAP trên diện tích 30 ha với giống lúa chất
lượng cao tại xã Tân Hòa. Năng suất lúa trung bình, vụ xuân đạt hơn 60 tạ/ha; vụ mùa đạt
55 tạ/ha trở lên. Tổng giá trị sản xuất khoảng 272 tỷ đồng. Sản xuất cây vụ đông duy trì
diện tích từ 300 - trên 500 ha. Diện tích cây ăn quả khoảng trên 1.200 ha trồng tập trung.
Chăn nuôi phát triển ổn định. Tổng đàn vật nuôi của huyện duy trì trên 3,4 triệu con,
trong đó đàn trâu, bò có trên 5.500 con; đàn lợn có 30.000 con và đàn gia cầm, thủy cầm
duy trì từ 3,2 - 3,4 triệu con. Đã hình thành các mô hình chăn nuôi quy mô lớn. Đến năm
2024, huyện quy hoạch thành công 3 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 104,8 ha
tại 3 xã Cấn Hữu, Cộng Hòa và Tân Hòa. Những khu vực này được bố trí quỹ đất phù hợp
cho chăn nuôi, hình thành các trang trại và gia trại chăn nuôi quy mô lớn, nằm ngoài khu
dân cư, với số lượng nuôi từ 5.000 con gia cầm trở lên, mang lại thu nhập ổn định và cao
cho các hộ chăn nuôi. Toàn huyện có khoảng 135 trang trại với sản lượng đạt 860.000 quả
trứng/ngày, chủ yếu cung cấp cho các thương lái và hợp tác ký kết với doanh nghiệp chế
biến; có 198 hộ nuôi gia cầm sinh sản và thịt với quy mô trên 1.000 con/lứa, tập trung chủ
yếu tại các xã Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Cát, Phú Mãn và Sài Sơn.