Page 182 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 182
Minnesota, Mebraska, Nevada, Tennessee, Wisconsin, mỗi
bang chỉ có một chùa hay một thiền viện mà thôi (18).
Khi đề cập đến bước chân của Phật Giáo Việt Nam trên
đất nước Hoa Kỳ mà không nhắc đến vai trò của Thiền Sư
Nhất Hạnh thì hẳn là điều sơ xuất (ở đây, người viết xin chỉ
đề cập đến góc cạnh lịch sử và xin được miễn phê phán về thái
độ chính trị của Thầy). Thầy Thích Nhất Hạnh tu học ở Huế,
có công sáng lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (1965)
kêu gọi tuổi trẻ dấn thân theo kiểu Kibout của Do Thái. Thầy
xuất bản rất nhiều sách, nhưng cuốn “Hoa sen trong biển lửa”
(Lotus in the sea of fi re) xuất bản 1966 là gây nhiều tiếng vang
nhất, được nhà thần học Thiên Chúa Giáo nổi tiếng người Mỹ
là Linh Mục Thomas Merton đề tựa, bán rất chạy ở Hoa Kỳ và
trên thế giới.
Tháng 5. 1966 Thầy Nhất Hạnh được Ðai Học Cornell ở
Mỹ mời diễn thuyết hòa bình và cùng năm này Thầy Thích
Thiên Ân được mời dạy ở Ðại Học UCLA (Hoa Kỳ). Sự hiện
diện của hai nhà sư lỗi lạc của Việt Nam thời đó đã là nhân tố,
là duyên lành cho bước đi thành công của Phật Giáo Việt Nam
trên bước đường hoằng pháp tại Hoa Kỳ hiện nay.
Giáo Sư Trần Kiêm Ðoàn trong bài viết “Biển lửa giữa
hoa sen” đã nhận xét về đạo tràng Làng Mai (ra đời khoảng
1982) như sau: “Với sự ra đời của Làng Mai, Thầy Nhất Hạnh
đã tiếp nối phát huy tinh thần đại chúng hóa của Phật Giáo
Việt Nam, đưa tinh hoa của Thiền Tông và Tịnh Độ đến gần
với mọi người không phân biệt chủng tộc hay hoàn cảnh xuất
thân. Bên cạnh Thiền Sư Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa, Tây
Tạng, Ðài Loan, Ðại Hàn… thì Thiền Học Việt Nam theo mô
thức Làng Mai (cũng gọi là Thiền Làng Mai) cũng được hàng
ngàn, hàng vạn người Âu Mỹ quan tâm tìm hiểu và theo học.
Trong hiện trạng sinh hoạt văn hóa và tâm linh tại các nước
Âu Mỹ, phải khách quan để thấy rằng: Thầy Nhất Hạnh là nột
trong những hiện tượng hiếm hoi về sự thành công của một
nhà Sư Phật Giáo Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Trong
gần 40 năm qua, Thầy Nhất Hạnh đã liên tục mở những khóa
tu học cho cả Việt Nam và người nước ngoài.
Ðặc biệt tại Mỹ, những buổi nói chuyện về các đề tài
Thiền Học và cách ứng xử với cuộc sống hằng ngày trước mắt
Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 181