Page 58 - 206206ebbd60d49765e8b3fbf5adc1e6_1_tmp
P. 58

sự hiện diện của bác Lê Hữu Dãn, chánh VP đại diện ĐH Huế
          tại Sài Gòn và Tiến Sĩ Lê Hữu Phú. Buổi gặp gỡ lúc đó thật
          đầm ấm, đầy ắp tình thầy trò sau một thời gian dài xa cách vì
          vận nước nổi trôi. Bốn người có mặt hôm đó, nay ba người đã
          khuất bóng.

          3. GS Huỳnh Đình Tế (1963-1964):
                                      Tốt nghiệp Tiến Sĩ  ở Hoa Kỳ
                                 chuyên ngành Ngữ Học Anh  (Ph.D
                                 in Linguistics), về nước khoảng 1963.
                                 Khuôn mặt thầy Tế thật phúc hậu,
                                 dáng người  đẩy  đà, không cao lắm
                                 nhưng cân đối. Khi thầy về nước và
                                 chuyên dạy cách phát âm về Anh văn
                                 cho sinh viên, tôi không có dịp được
                                 học với thầy vì tôi đã quyết chí đi về
                                 ngành Sử Học và hy vọng sẽ tiến xa
                                 hơn trên lãnh vực này. Tuy nhiên,
                                 tôi còn giữ  được một kỷ niệm thân
                                 thương về thầy, không bao giờ quên
          được mỗi lần nhớ lại những ngày tháng sinh viên tuyệt đẹp
          của đời người. Số là niên khóa 1963-64, tôi theo học năm thứ
          hai không chuyên cần lắm, nửa tuần đầu theo học lớp chứng
          chỉ “Phương pháp Sử Học”, nửa tuần sau từ chiều thứ tư, tôi
          phải ra Quảng Trị, về Diên Sanh dạy học. Tuy nhiên, năm thứ
          hai đó, tôi cũng đã đậu kỳ thi viết và chuẩn bị vào vấn đáp.
          Thật là xui xẻo khi vị giám khảo hỏi tôi: “Theo anh, thì cần
          thời gian bao lâu để phán đoán một biến cố lịch sử?”. Câu này
          tôi nghĩ bụng là trúng tủ của mình rồi và trả lời liền: “Thưa
          thầy, con nghĩ là cần ít nhất 50 năm khi ảnh hưởng của nhân
          vật lịch sử không còn trực tiếp lên biến cố nữa thì sự phán
          đoán mới tương đối khách quan”. Vị giám khảo nhìn tôi mỉm
          cười: “Anh thuộc bài đấy chứ!” rồi nói tiếp: “Học là phải đi
          đôi với Hành. Thế anh đã “Hành” chưa?”. “Anh đã phán xét
          một chế độ chưa đủ thời gian 50 năm, rồi anh “Hành” ngay
          khi đang còn là sinh viên” (Tôi hiểu ý của vị giám khảo, muốn
          đánh hỏng tôi vì giai đoạn này, tôi đã tham gia phong trào
          sinh viên chống lại chính quyền đã bị lật đổ tháng 11/1963).


                           Lê Đình Cai - Ký sự Khúc Quanh Định Mệnh - 57
   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63