Page 138 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 138
Lê Đình Cai * CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM 1954-1975
Như vậy, mục tiêu mà TT Kennedy nhắm tới là rút quân nhân
Mỹ về nước, để người Việt Nam tự lo liệu cho bản thân họ như là
một quốc gia tự do và độc lập.
Ngày 20-11-1963, Hội nghị Honolulu khai mạc với mục đích
là để ước lượng tình hình chiến sự ở Nam Việt và đề ra chiến lược
cần thiết cho việc rút quân. Hội nghị gồm các thành phần tham dự
như sau:
- Bộ Quốc Phòng: Tổng trưởng Mc-Namara, phụ tá Williams
Bundy, thống tướng Taylor, chủ tịch ban Tham Mưu Liên Quân.
- Bộ Ngoại Giao: Tổng trưởng Dean Rusk và một số thành viên.
- Tòa Bạch Cung: Phụ tá An Ninh McGeorge Bundy, phụ tá
Forrestal.
- Trung ương Tình Báo (CIA ở Hoa Thịnh Đốn): McCone và
Colby
- Tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn: Đại sứ Cabot Lodge.
- MACV ở Sài Gòn: tướng Karkins
- Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương: đô đốc Felt (đóng ở
Honolulu).
Hội nghị đã đi đến một bản dự thảo quyết nghị do McGeorge
Bundy được ủy nhiệm soạn thảo xong ngày 21-11-63 nhưng TT
Kennedy chưa chịu duyệt xét bản dự thảo ấy thì bị ám sát chết tại
Dallas (Texas) hồi 12 giờ 30 ngày 22-11-1963 và Phó TT Johnson
tuyên bố lên thay thế ngay sau đó. Về cái chết của TT Kennedy,
theo giáo sư Peter Dale Scott, có liên quan đến việc dự định rút
quân của ông (9).
Ngay khi tuyên thệ nhậm chức, TT Lyndon Baines Johnson
cũng như tất cả các vị Tổng thống tiền nhiệm đều có chung một
quan niệm về Việt nam: Hoa Kỳ không thể để Việt nam rơi vào tay
cộng sản, nếu mất Việt Nam thì mọi nước ở Đông Nam Á sẽ lần
lần tiếp nối nhau mà sụp đổ như các con cờ domino vậy. Stanley
Karnow có nhắc đến câu ví von của TT Johnson trong cuốc sách
của ông "Vietnam, A History": "Nếu anh để cho một thằng đều vào
sân nhà anh, thì hôm sau nó sẽ vào tới hè, rồi hôm sau nữa nó sẽ
hiếp dâm vợ anh ngay trên giường của anh." (10)
Tổng thống Johnson là người đã chống lại âm mưu lật đổ Diệm
vì cho rằng điều này sẽ làm hại các nỗ lực chiến tranh chống cộng.
137