Page 8 - cea5e377cf074960b98d88a2154294d3_1_tmp
P. 8
DẪN NHẬP
Khi nghiên cưú về cuộc chiến tranh Việt Nam, khởi đi từ 1930-1975,
người viết phân ra hai giai đoạn: giai đoạn I (1930-1954) và giai đoạn II
(1954-1975).
Giai đoạn I được ghi nhận là cuộc tranh chấp ý thức hệ Quốc Cộng
(Conflict between Nationalism and Communism ). Giai đoạn II được gọi là
"Chiến Tranh Quốc Cộng" (The Vietnam war between Nationalism and
Communism).
"Tranh Chấp Ý Thức Hệ Quốc Cộng " (1930-1954), người viết chọn năm
1930 làm mốc giới vì đây là thời điểm. hình thành của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Vào năm 1930, Hồ Chí Minh đến Hồng Kông và tuyên bố thành lập một
đảng thống nhất các khuynh hướng cộng sản trong nước như "An Nam
Cộng Sản Đảng" (Trung Kỳ), "{Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn" (Nam Kỳ)
và "Đông Dương Cộng Sản Đảng" (Bắc Kỳ) thành một và được gọi là "Đảng
Cộng Sản Việt Nam" (3 tháng 2 năm1930) để trực tiếp thực thi mệnh lệnh
của tổ chức Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (The Third Communist International,
viết tắt là Comintern ).
Còn phe Quốc Gia, ngay từ những năm của thập niên 1920 thì có
khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, khởi phát mạnh mẽ qua các phong trào
Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông Du. Và rồi mạnh nhất là
sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân Đảng từ 25/12/1927 tại ngoại thành Hà
Nội. Phe Quốc Gia bắt đấu chống lại phe Cộng Sản quyết liệt hơn, khi phe
nầy âm mưu bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp ( cụ Phan bị bắt ở
Thượng Hải ngày 30 tháng 6 năm 1925 ), và nhất là đã tố cáo với Pháp về
việc âm mưu tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Yên Bái
(ngày 10 tháng 2 năm 1930).
Kể từ sau hiệp định Geneve 1954, hình thức tranh chấp ý thức
hệ đã chuyển thành cuộc chiến tranh Quốc Cộng ngày càng quyết
liệt giữa chính quyền Cộng Sản Hà Nội với chế độ Cộng Hoà Miền
Nam (1954-1975).