Page 20 - 2023.02.05 - Cuộc đời và sự nghiệp Lê Lợi - Nguyễn Vũ Thanh Ngọc, 7A2, THSG
P. 20
Quân đội
Với lực lượng ban đầu năm 1418 kể cả khoảng vài nghìn người,
bao gồm quân Thiết đột, quân Nghĩa sĩ, quân Dũng sĩ mỗi binh
chủng có 200 người. Đến năm 1427, khi tiến ra thành Đông
Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã có tổng số 35 vạn quân, trong đó
có 7 vạn quân tinh nhuệ, chia làm trung, tiền, hậu, tả, hữu đều
có chức năng hành quân tổng lĩnh. Lại đặt 14 vệ, Thiết đột, Kim
ngô, Ngọc kiềm, Phủng thần, Xa kỵ, Câu kiềm, Thiên ngưu,
Phủng thánh, Tráng sĩ, Thần vũ, Du nỗ, Thần tý, Vũ lâm, Thiên
uy, Nhũ uy. Mỗi vệ có các chức thượng tướng quân, đại tướng
quân, tướng quân, đô chỉ huy sứ và hỏa đầu, hỏa thủ.
Sau khi đánh được quân Minh, Lê Lợi cho 25 vạn quân về làm
ruộng, còn 10 vạn ở lại. Một nhà có 3 người thì 1 người làm lính,
việc phú dịch những gia đình này sẽ miễn trong 3 năm. Lê Lợi
sau khi lên ngôi lại tổ chức lại quân đội, chia ra làm vệ quân 5
đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Mỗi vệ đặt chức Tổng
quản. Lại đặt sáu chân ngự tiền và Ngự tiền vũ đội. Lê Lợi đã áp
dụng chế độ luân phiên với quân đội, bằng cách chia quân đội
thành 5 phiên, 1 phiên lưu lại quân ngũ và 4 phiên cho về làm
ruộng. Vào năm 1429, Lê Lợi tổ chức thao diễn quân đội, các sử
quan triều Nguyễn gọi lần thao diễn này là thao diễn quân đội
một cách vĩ đại, điều động tất cả các vệ quân để tập trận thủy bộ.
Nghĩa quân Lam Sơn đã học được cách chế tạo súng, và thu
được nhiều súng của quân Minh nên là một phần nguyên nhân
của chiến thắng. Số súng Nghĩa quân Lam Sơn thu được sau
chiến tranh đã làm triều đình nhà Minh lo ngại, họ liên tục hối
thúc Lê Lợi trả lại, nhưng Lê Lợi đã không trả cái nào, rốt cuộc
nhà Minh buộc phải chấp nhận.
Tôn giáo
Nhà Minh sau khi xâm chiếm Đại Việt đã có chính sách thu
hoặc đốt phá các sách vở về Nho học, Phật học của người Việt,
rồi phát các sách Tứ thư, Ngũ kinh thể chú để dùng ở các trường
công. Nếu thời kỳ Lý Trần là thời kỳ Tam giáo (Phật giáo, Nho
giáo, Lão giáo) cùng song hành tồn tại thì đến nay, Nho học
hoàn toàn độc tôn. Nhà nước có mở các cuộc thi cho người theo
tôn giáo nhưng đó chỉ là cách hạn chế giai tầng này. Đối với tôn
giáo, Lê Thái Tổ quy định những người muốn xuất gia trong
Phật giáo và Lão giáo phải thi kinh điển các đạo này. Người thi
đỗ được phép làm sư hoặc làm đạo sĩ, còn người thi trượt thì phải
về quê làm ăn.