Page 25 - ĐIỂM BÁO CÀ MAU SỐ 09
P. 25
Ban liên lạc cho rằng, lãnh đạo tỉnh Cà Mau cần sớm xem xét, tổ chức rước bà con
đồng hương từ các vùng dịch trở về quê. Thiếu tướng Hồ Việt Lắm kể lại, có một người
không có tiền, không còn chỗ ở, phải đi bộ từ Bình Phước về Cà Mau. Sau hai ngày toàn
đi bộ, đến một chốt kiểm dịch ở Bình Dương bị giữ lại. Người này đã xin được số điện
thoại của Thiếu tướng Hồ Việt Lắm và sau đó được Thiếu tướng chỉ cách là xin làm tình
nguyện viên chống dịch để có chỗ ở, có cơm ăn.
Trước đó, từ ngày 16-7, Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau đã chủ động
tổ chức cứu trợ đồng hương ở các vùng đang có dịch bệnh. Trong tuần đầu hoạt động có
1.233 đồng hương liên hệ xin cứu trợ và tha thiết được giúp đỡ trở về nhà. Trong số này
có 691 đồng hương Cà Mau và 532 người đồng hương Bạc Liêu.
Và từ 23-7-2021 đến nay có thêm khoảng 3.000 người liên hệ xin được cứu trợ.
Ban liên lạc đã chủ động vận động mạnh thường quân được 120,7 triệu đồng, đã cứu trợ
cho số người đăng ký đợt 1. Theo thiếu tướng Hồ Việt Lắm, do nhiều tỉnh thành khác tổ
chức rước người dân của mình từ vùng dịch về nhà, nên Ban liên lạc bị áp lực rất lớn. Từ
đó, Ban liên lạc mong tỉnh Cà Mau sớm tổ chức rước người dân của mình về nhà. Tuy
nhiên, phía tỉnh Cà Mau chưa chốt được rước hay không, khi nào.
Ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho rằng lãnh đạo
tỉnh rất mong muốn rước công dân về nhưng điều kiện chống dịch chưa đảm bảo. Ảnh:
c Tv
Theo ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh Cà
Mau đã có chủ trương và rất mong muốn đón công dân của tỉnh ở vùng dịch gặp khó
khăn về quê. Tuy nhiên, hiện cơ sở vật chất phòng chống dịch của tỉnh chưa đáp ứng để
thực hiện việc đó.
Ông Thánh đưa ra các con số chứng minh. Cụ thể, hiện tỉnh có 240 giường điều trị
COVID19, 150 máy trợ thở, 1.200 giường phục vụ cách ly tập trung và 2 máy test
COVID19, công suất 1.000ca/ngày. Trong khi đó, F1 đang cách ly tập trung gần 900
người, số cách ly tại nhà là 2.500 người.
25