Page 48 - ĐIỂM BÁO CÀ MAU SỐ 09
P. 48
Không chỉ giúp cha con người đàn ông không chỗ trú thân vì dịch bệnh, chị
Lê nuôi ăn cả chục khách đang ở trọ nhà mình ở Thủ Đức, một tháng qua.
Hôm 27/7, chị dậy sớm, lúi cúi trong bếp nấu món thịt kho củ cải, chia thành túi
nhỏ, mang phát cho người thuê trọ. "Mình sao người ta vậy. Ăn rau, ăn trứng mãi cũng
chán, tui đổi bữa cho mọi người đỡ nhạt miệng. Vì dịch bệnh họ mới phải ở nhà, chớ
ngày thường, ai làm người ấy ăn, đâu có xin ai đâu", bà chủ trọ nói. Có 40 phòng trọ ở
Bình Dương, 40 phòng trọ ở Thủ Đức, trước khi lệnh phong tỏa ban hành, chị Lê đã mua
tặng mỗi phòng 10 ký gạo, một thùng mỳ tôm. Một tháng nay, khi TP HCM khuyến cáo
người dân ở yên trong nhà, chị Lê bắt đầu bỏ tiền túi hoặc xin rau, trứng từ thiện giúp
người ở trọ. "Phòng trọ ở Thủ Đức người ta về quê hơn nửa rồi.
Những người ở đây có người khổ, có người khá. Ai khổ thì tui cho, ai khấm khá, tự
lo được rồi thì mình phụ thêm thôi", người phụ nữ gốc Bình Dương, nói. Chị Tô Thị
Ngân (ở Quảng Xương, Thanh Hóa) vào ở trọ nhà chị Lê để bán hàng rong kiếm sống,
chưa đầy một tháng thì dịch bùng phát. Chồng mất sớm, một gánh hàng rong bám Sài
Gòn, chị nuôi hai con lên đại học.
Trải qua bao biến cố cuộc đời, người phụ nữ nghĩ mình đủ mạnh mẽ để vượt qua
mọi khó khăn. Nhưng dịch bùng phát, có sức khỏe vẫn phải ở trong phòng, lại không thể
về quê, lòng chị "rối như tơ vò". Tuy nhiên ngay ngày đầu ở nhà, chị Ngân đã được bà
chủ trọ mang trái cây, rau củ, cá mắm cho "ở nhà chống dịch".
"Phòng nào cô cũng phát như phòng nào, không chỉ đồ ăn đâu, từ nước lau sàn đến
nước rửa chén cô đều cho. Tiền phòng tháng này tôi chưa có, nhưng cô cũng chẳng
nhắc", người phụ nữ 46 tuổi, nói. Ở trọ nhà chị Lê nửa năm, chị Ngân nhiều lần được chủ
trọ giảm tiền phòng, bớt tiền điện nước. Hai ngày trước, cha con ông Phan Văn Út, 52
tuổi, thị trấn Hồng Ngự, Đồng Tháp ướt đẫm dưới cơn mưa đêm vì ngủ vỉa hè.
Ông Út và con trai 14 tuổi được bà Hân đón về cho ở nhờ cho thực phẩm sống qua
mùa dịch. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Người đi đường thương hai cha con ông ghé cho cho bánh mỳ, sữa, nhưng e ngại
dịch bệnh, không ai dám giúp ông một chỗ trú chân. Đúng lúc đó, trên mạng xã hội, bà
Phùng Hân, 51 tuổi, ở quận 12, đăng "tuyển người khó khăn" về ba phòng trọ còn trống
48