Page 17 - Su Ky CMC30 - Kien tao di san so (Chuong I, II)
P. 17

CHƯƠNG 1.            LỬA













                                    “Ngôi sao Tivi” và “Doanh nhân Hungary”











                                                     của Viện Công nghệ Vi điện tử




















                                    Sau vụ cháy, công tác điều tra diễn ra nhiều tháng trời. Do xác



                                    định không có yếu tố cố tình phá hoại, Viện Công nghệ Vi điện tử


                                    (Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc Gia) được yêu cầu cần tổ chức các



                                    hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận để khắc phục những



                                    tổn  thất  của  vụ  cháy,  nếu  không  sẽ  bị  truy  cứu  trách  nhiệm.


                                    Một  hoạt  động  sản  xuất  được  Viện  triển  khai  là  lắp  ráp  tivi,



                                    đây  cũng  là  một  mô  hình  đi  đầu  cho  việc  thí  điểm  nghiên  cứu



                                    khoa học công nghệ kết hợp sản xuất và phát triển kinh doanh tại


                                    Việt Nam thời ấy.



                                    3.000 chiếc tivi nhanh chóng được lắp ráp dưới áp lực đền bù tổn



                                    thất của vụ cháy. Việc lắp ráp đối với những người kỹ sư công nghệ


                                    chẳng khó khăn gì nhưng kinh doanh lại là một câu chuyện xa lạ với



                                    những chàng trai vốn đã quen với việc nghiên cứu. Hàng tháng trời,


                                    3.000 chiếc tivi vẫn tồn kho. Tuy nhiên ngay sau đó, Viện Công nghệ



                                    Vi điện tử xuất hiện một “Ngôi sao tivi”, “giải quyết ngon lành”



                                    bài toán khó với kỷ lục: bán 2.000 chiếc tivi chỉ trong một vài


                                    tháng. Chàng trai ấy tên là Nguyễn Trung Chính (Chủ tịch HĐQT hiện



                                    thời Tập đoàn Công nghệ CMC). Viện trưởng Chu Hảo ra chính sách,


                                    mỗi người bán được một chiếc tivi sẽ được thưởng 1% tương ứng,



                                    “Ngôi sao tivi” Nguyễn Trung Chính nghiễm nhiên nhận phần thưởng



                                    có giá trị 20 chiếc tivi – một tài sản lớn thời bấy giờ.







                                    Bên cạnh đó, trong Viện Công nghệ Vi điện tử xuất hiện câu chuyện



                                    về một ông chủ với tư duy nhạy bén, từng có kinh nghiệm kinh doanh


                                    từ Hungary qua Liên Xô, đó là anh Hà Thế Minh (Cố Chủ tịch Tập đoàn



                                    Công nghệ CMC). Bên cạnh niềm đam mê với khoa học công nghệ, “Ngôi



                                    sao Tivi” và “Doanh nhân Hungary” tìm thấy sự đồng điệu về sở thích


                                    kinh doanh và khát khao đem những kiến thức của mình ứng dụng vào



                                    đời sống.


                                    Hai anh cũng nhận thấy đây là thời điểm cần phải có sự thay đổi,



                                    cần làm cái gì đó năng động hơn, nhạy bén hơn với thị trường. Sợi



                                    dây đồng điệu và khát khao ấy đã kéo hai con người cùng chung một


                                    hoãi bão và ước mơ – ước mơ đặt những viên gạch đầu tiên cho chương



                                    sử mang tên CMC.


















                                                                                                                                                                                                                            KIẾN TẠO DI SẢN SỐ 15
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22