Page 67 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 67
Tiểu thủ công nghiệp của Quang Tiến chủ yếu là quy mô gia đình, toàn xã có
28 máy sát gạo, 6 máy cày, 01 máy xẻ, khoảng 120 hộ làm nghề phụ: Nấu rượu,
làm đậu, làm mỳ, rèn, đúc, mộc nề, xay sát...Nhìn chung trong 10 năm đổi mới,
tiểu thủ công nghiệp của Quang Tiến còn nhỏ bé, phát triển chưa tương ứng với
tiềm năng của xã.
Giao thông xây dựng: Trong hơn 10 năm (1988-2000), hoạt động giao thông
vận tải, xây dựng phát triển khá nhanh, mỗi năm xã đầu tư 60-80 triệu đồng cho
việc sửa sang, tu bổ đường giao thông, trong đó nhân dân đóng góp 70%. Hành
lang giao thông nông thôn được mở rộng, đường làng được phong quang rộng rãi
hơn, toàn xã có 2 ô tô vận tải, 6 công nông, 350 xe máy, trên 4km đường giao
thông được tu sửa và 1 điểm bưu điện văn hóa xã được xây dựng năm 1999, toàn
xã có 45 máy điện thoại.
Trong hơn 10 năm việc thu chi tài chính luôn đảm bảo kế hoạch, vì vậy đã
đảm bảo chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển kinh tế
ở địa phương, kết quả thu bình quân hàng năm đạt 220 triệu đồng đảm bảo cân đối
mức chi hàng năm. Tuy vậy đầu tư cho phát triển kinh tế còn ở mức thấp, mới ở
mức chi 10,5% tổng ngân sách, nguồn vốn ngân hàng cho vay phát triển kinh tế
đến tháng 6 năm 2000 đạt 3,5 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ 3,5 triệu đồng.
Với những kết quả trên trong hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế của Quang
Tiến phát triển khá, tổng thu nhập quốc dân đạt 12 tỷ đồng, bình quân thu nhập 2,4
triệu đồng/năm. Giá trị thu nhập về trồng trọt chiếm 50% tổng thu nhập của toàn
xã.
Sự nghiệp giáo dục được Đảng bộ đặc biệt coi trọng, số học sinh bỏ học ngày
càng giảm, chất lượng dạy và học được nâng lên. Cơ sở vật chất của nhà trường
được tăng cường, bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng trường từ
40-60 triệu đồng. Năm 1992 đã xây dựng trường cao tầng Tiểu học với số vốn đầu
tư 200 triệu đồng, năm học 1997-1998 đã tách trường Phổ thông cơ sở thành 2
trường là Trường Tiểu học và trường THCS Quang Tiến. Số học sinh qua các năm
như sau: Từ năm 1990 -1991 có 969 học sinh đến năm 1999 - 2000 có 1153 học
sinh.
Đảng ủy đã coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục, từ năm học 1997-2000 sự
kết hợp giữa nhà trường, các đoàn thể xã hội và gia đình đã tạo điều kiện cho giáo
dục phát triển. Năm 1987 xã được tỉnh công nhận là xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang
hoàn thành phổ cập giáo dục cấp I.
Hàng năm xây dựng quỹ xã hội hóa giáo dục đựơc gần 20 triệu đồng để khen
thưởng cho các thầy cô giáo và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và
giảng dạy. Có 2 dòng học là dòng họ Phạm ở Minh Sinh do ông Phạm Văn
Nhương làm trưởng họ và dòng họ Lương ở Cầu Đen do ông Lương Quang Nhiều
làm trưởng họ, đã xây dựng được quỹ khuyến học dòng họ.
Công tác văn hóa thông tin và thể thao: Hoạt động văn hóa văn nghệ quần
chúng được duy trì, đội văn nghệ xã hàng năm tham gia hội diễn huyện đều được
64