Page 53 - C:\Users\Admin\Desktop\LSDB QTien, LCOT\
P. 53
Sau Đại hội Đảng, Đại hội HTX cũng tiến hành. Đại hội xã viên đã bầu Chủ nhiệm
hợp tác xã là đồng chí Đồng Văn Hoạt.
Các Phó chủ nhiệm: Đồng chí Đặng Văn Cừ: Phụ trách chăn nuôi, trang trại. Đồng
chí Hoàng Văn Tre: Phụ trách kế hoạch tài vụ. Trưởng ban kiểm soát: Đồng chí Nguyễn
Hữu Nhu. Kế toán trưởng: Đồng chí Nguyễn Đình Thưa.
Trong nhiệm kỳ này, bắt đầu từ năm 1977 có cơ chế Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ nhiệm
HTX, vì công việc HTX nặng, nên BCH Đảng bộ có sự phân công lại, đồng chí Phạm quốc
Trái giữ chức vụ Bí thư thay đồng chí Dương Ngô Phong.
Tháng 8/1978 chiến tranh lại bùng nổ ở biên giới Tây Nam, bọn Pôn-Pốt
(Campuchia) chúng đánh chiếm vào mấy tỉnh ở Nam Bộ. Đồng thời ở biên giới phía Bắc
giáp Trung Quốc cũng đã có những dấu hiệu âm mưu chiến tranh.
Mùa đông năm 1978, thực hiện chỉ thị của cấp trên. Lam Cốt cử 40 thanh niên trai
tráng mạnh khỏe đi xây dựng lâm trường Bằng Ca, Trùng Khánh, Cao Bằng. Thực chất là đi
xây dựng phòng tuyến biên giới, Đảng ủy cử anh Đàm Văn Bình làm đội trưởng, thị trấn
Bằng Ca là điểm cuối cùng của Cao Bằng cách Trung Quốc dòng sông Kỳ Cùng.
Ngày 17/02/1979 bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã đem đại quân với
hơn 60 vạn quân tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta.
Ở Lam Cốt, ngay sáng ngày 27/02/1979 khi nhận tin quân Trung Quốc đã đánh vào
Mục Nam Quan vào đất Lạng Sơn, Ban chỉ huy Xã đội đã báo động tập trung 5 trung đội
dân quân tại rừng Núi Am gồm trung đội Đông Tiến, trung đội Quyết Tiến, trung đội Tân
Tiến, trung đội Trung Tiến, trung đội Thống Nhất (gồm cửa hàng, trạm xá, kho).
Tổng số dân quân có mặt 189 người có đầy đủ vũ khí. Ban Chỉ huy Xã đội đồng chí
Luận làm Xã đội trưởng, đồng chí Vừa (Tân Thành) làm Xã đội phó, đồng chí Trái làm
Chính trị viên xã đội.
Ban Chỉ huy Xã đội hạ lệnh: Dân quân hãy sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Sửa chữa hầm hào, công sự ở Núi Am, Bờ Tầng và các núi khác. Mỗi trung đội cử một tiểu
đội, hướng dẫn bảo vệ nhân dân đi sơ tán khi cần thiết.
Chấp hành lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, nhân dân Lam Cốt lại sẵn sàng cùng quân dân cả nước quyết đánh thắng bọn xâm
lược phía Bắc. Và trong những ngày ấy lại tuyển quân 381 đồng chí thanh niên nhập ngũ,
lại tiễn đưa và bịn rịn chia tay nhau lên đường ra trận.
Tháng 7/1986 chiến tranh biên giới kết thúc trong những số thanh niên lên ải Bắc
chống giặc có 6 anh đã hy sinh.
Trong những năm giữa thập kỷ 70 vào đầu thập kỷ 80 về xây dựng cơ sở vật chất và
thiết chế văn hóa xã hội có nhiều cố gắng đáng ghi nhớ, trong đó có cây cầu Chản.
Ngày nay ta gọi là Cầu Chản, ngày xưa các cụ gọi là Mảng Chản. Nhớ lại ngày xưa!
chiều đến Mảng Chản vắng tanh, dưới gốc đa già, một túp lều tranh, một cụ già ngồi bán
nước bát, một người chở mảng đợi khách sang sông,… rồi từ mảng chuyển sang cầu tre,
cầu gỗ nhưng vẫn hư hỏng triền miên. Đầu năm 1980, xã quyết định làm cầu vĩnh cửu bằng
53