Page 226 - RY 65 nam file dung
P. 226

quân triều Lê Cảnh Hưng (tức Lê Hiến Tông 1740-1786). Giáp Đăng Luân làm quan
                  tới chức Tiền phụ quốc Thượng tướng quân, Thiêm tri hộ phiên, Thị nội thư, Thái bảo
                  chí sĩ (Chánh nhất phẩm của hàng tước võ) triều Lê Mạc (thế kỷ XVI). Giáp Trung
                  Hoà Anh liệt tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Tư lệ chỉ huy, Bảo lĩnh hầu. Giáp Trinh

                  Tường Lê triều phụ tá, Đặc tiến phụ quốc, Thượng tướng quân, Bắc quân đô đốc phủ,
                  Tả đô đốc trấn thủ Cai Kỳ kiêm Thị nội thư tả chi hộ phiên, Thái bảo chí sĩ. Giáp
                  Trinh Phúc: Tiền phong, ấm vũ tướng quân đô đốc phủ; đặc tứ phong tặng: Thần vũ
                  tứ vệ quân vụ sử đề đốc, Sơn lĩnh hầu. Giáp Phúc Thành tiền phong tặng Anh liệt

                  tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Tư chỉ huy sứ Thiên sự, Bảo lĩnh hầu. Giáp Trung Liêm:
                  Lê triều Hoằng tín đại phu, Tự trung quân Văn Hàn…

                         Việt Lập là nơi có vốn di sản văn hóa hết sức phong phú. Về di sản văn hóa vật
                  thể, đó là hệ thống các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm,
                  các điêu khắc trên đá, trên gỗ hết sức phong phú và có giá trị. Tiêu biểu như di tích

                  lịch sửa văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt Đình Nội (Việt Lập) xây thời Lê Dụ Tông,
                  niên hiệu Vĩnh Thịnh (1705-1719); di tích lịch sử cấp Quốc gia Chùa Kim Tràng; di
                  tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Lăng Phục Chân Đường; các di tích lịch sử văn hóa
                  cấp tỉnh như Đình Kim Tràng, Đình Ngò; Lăng Quan Thái Bảo Giáp Chinh Tường;

                  Chùa Phán Thú, Đình Nguyễn, Đình Hoãn.

                         Việt Lập là vùng đất có vốn di sản văn hóa phi vật thế cũng hết sức đa dạng,
                  phong phú. Đó là hệ thống văn bia, thư tịch cổ, vốn văn nghệ dân gian như ca dao, hò
                  vè, đồng dao; các trò chơi trong các lễ hội như đánh phết, thả diều, cướp cầu…Nơi
                  đây cũng có nhiều sự tích thể hiện tính nhân văn, hướng thiện của các bậc tiền nhân

                  cũng như của bà con trong vùng. Cầu Quận (nay là cầu Kim Tràng), do quận công
                  Giáp Đăng Luân xây cất; khi Vua Lê Chiêu Thống chạy qua, bị đói khát lúc nghỉ ở
                  một quán nhỏ, được dân mang cơm, rượu cho ăn. Vua đã viết ba chữ “Cần Vương
                  Quán” (quán giúp vua), nên địa danh có tên Cầu Cần. Bảo Lộc Sơn cũng là nơi thể

                  hiện sự đa dạng trong sinh hoạt văn hóa của người dân. Ở chùa Thú đã từng diễn ra
                  hội đua ngựa và hội thi thả diều; lễ hội Đình Nội có tục “Cướp Cầu”.

                         Trải qua những biến cố và thăng trầm của thời cuộc, con người trên mảnh đất
                  này luôn thể hiện những phẩm chất tài hoa, dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và
                  giữ nước, thông minh sáng tạo, cần cù trong lao động và học tập. Cách mạng Tháng

                  Tám thành công, ngày 20/2/1947, chi bộ Đảng đầu tiên ở Việt Lập được thành lập.
                  Dưới  sự  lãnh  đạo  của  chi  bộ  Đảng, nhân  dân  tiếp  tục  tham  gia  cuộc  kháng  chiến
                  chống Pháp, tiếp đó lại cùng với quân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống
                  Mỹ xâm lược. Tại quê nhà, Việt Lập làm tốt công tác hậu phương quân đội, sẵn sàng

                  chiến đấu và phục vụ chiến đấu nhân dân ta bước vào hai cuộc kháng chiến chống
                  Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến đấu bảo vệ biên giới, Việt Lập có 1.385 con em đi


                                                                225
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231