Page 5 - RY 65 nam file dung
P. 5

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
                              TÂN YÊN- 65 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

                                                                                           Đinh Đức Cảnh

                                                         – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

























                            Đồng chí Đinh Đức Cảnh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

                         Theo nguồn sử cũ thì nước Văn Lang thời Hùng Vương chia làm 15 bộ, miền
                  đất Tân Yên khi đó nằm trong Bộ Vũ Ninh, là miền đất có lịch sử lâu đời và phát triển

                  liên tục, là địa bàn cư trú, làm ăn của người Việt cổ với những cổ vật ghi nhận dấu
                  hiệu sinh tồn của con người thuộc sơ kỳ kim khí (thời kỳ đồ đồng với kỹ thuật chế tác
                  đá và đạt tới đỉnh cao là cưa, mài tinh xảo, kết hợp với ghè, đập) và những sinh hoạt
                  tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội dân gian, phong tục, trò chơi được nhân dân lưu giữ và

                  truyền lại nhiều đời. Từ thế kỷ I đến cuối thế kỷ X khi đất nước đã tự chủ, dưới triều
                  nhà Đinh, Tiền Lê vẫn giữ nguyên sự phân chia cương vực như dưới thời Đường. Đến
                  thời nhà Lý (1009-1225), vùng đất Tân Yên - Yên Thế ngày nay chưa phải là một đơn
                  vị hành chính riêng mà nằm trong đất Lạng Châu. Đến thời Trần (1225-1400), miền

                  đất này có tên là Yên Viễn thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Khi nhà Minh thống trị, lại
                  đổi tên thành Thanh Yên, thuộc châu Lạng Giang. Thời Quang Thuận nhà Lê (1460-
                  1469), Thanh Yên được gọi là Yên Thế, nằm trong phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc.
                  Thời Nguyễn (triều Minh Mệnh 13 năm 1831) tiến hành cải cách hành chính cả nước,


                                                                  4
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10