Page 67 - RY 65 nam file dung
P. 67
bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cho doanh thu 135-170 triệu
đồng/ha/vụ; duy trì diện tích sản xuất lúa chất lượng với diện tích 5.722 ha, góp phần
nâng cao giá trị. Huyện cũng chú trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
với 72 mô hình như: Rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, tưới nước tự động trên cây
ăn quả. Đặc biệt, huyện thực hiện phát triển sản xuất cây ăn quả với 3.600 ha, trong
đó có 1.800 ha sản xuất theo quy trình VietGAP, 423 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP (vải
sớm 348 ha, ổi 45 ha, bưởi 25 ha, vú sữa 5 ha). Duy trì và mở rộng vùng sản xuất vải
sớm đạt tiêu chuẩn GlobalGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản, Mỹ tại xã Phúc Hòa diện tích 15 ha. Các sản phẩm vải sớm, vú sữa, ổi đã có truy
suất nguồn gốc và bao bì đóng gói; xây dựng và phát triển 3 vùng sản xuất cây ăn quả
ứng dụng công nghệ cao (vải sớm, ổi, bưởi), giá trị sản xuất đạt trên 400 triệu/ha/năm
(tăng 1,5 lần so với sản xuất thông thường). Tiếp tục phát triển cây dược liệu có liên
kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: Cây đinh lăng, gấc, sâm nam, nghệ. Xây dựng
phát triển sản phẩm OCOP, đến nay toàn huyện có 17 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP
cấp tỉnh, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao, 12 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
Để phấn đấu đạt mục tiêu huyện Tân Yên đạt chuẩn huyện NTM nâng cao, từ
nay đến năm 2025 khối lượng công việc nhiều, khó khăn; tuy nhiên, với kế hoạch, lộ
trình cụ thể, sự chung tay góp sức của nhân dân, huyện nỗ lực dồn sức để hoàn thành
mục tiêu lớn, phấn đấu đạt chuẩn huuyện NTM nâng cao đảm bảo lộ trình đề ra.
66