Page 50 - 4. Giao an, de cuong bai giang
P. 50
khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là khác nhau.
d. Vấn đề những hành vi liên quan đến đồng phạm
nhưng cấu thành tội phạm độc lập
Việc quy định Điều 21 về che giấu tội phạm và Điều 22
về không tố giác tội phạm trong BLHS đã làm rõ thêm dấu
hiệu pháp lý của đồng phạm và là cơ sở để phân biệt hành vi
liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập với hành vi
đồng phạm. Trước hết, chúng ta nghiên cứu hành vi che giấu
tội phạm:
- Che giấu tội phạm
Điều 21 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn
trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che
giấu người phạm tội, các dấu vết tang vật của tội phạm hoặc
có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người
phạm tội”.
Che giấu tội phạm là hành vi của một người tuy không
hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã
tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh trách nhiệm, gây
khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và
người phạm tội.
Hành vi che giấu tội phạm ở một chừng mực nhất định
còn khuyến khích người phạm tội, thể hiện sự coi thường
pháp luật, coi thường các chuẩn mực của đời sống xã hội.
Hành vi che giấu tội phạm bao giờ cũng được thực hiện
bằng hành động, thể hiện tính chủ động của người phạm tội,
khác hành vi không tố giác tội phạm (Điều 22 BLHS) được
thực hiện bằng không hành động.
Hành vi che giấu tội phạm thường được thực hiện bằng
các hành động như: Chứa chấp, nuôi dưỡng, giúp đỡ người
phạm tội, hoặc xóa bỏ, tiêu hủy dấu vết, chứng cứ của tội
phạm, cất giấu, hủy bỏ tang vật của tội phạm… hay hành vi
lợi dụng chức vụ quyền hạn cản trở việc phát hiện, điều tra,
46