Page 112 - kyyeutravinh30namtaiap
P. 112

Các sự kiện văn hóa truyền thống gắn với lễ hội tại Trà Vinh cũng được
          bắt đầu gắn kết với các chương trình “du lịch chậm” để du khách có cơ hội
          trải nghiệm, tìm hiểu thông qua các lễ hội Ok Om Bok, lễ hội Nghinh Ông
          (cúng biển Mỹ Long), lễ Vu Lan thắng hội,... hòa mình vào các hoạt động
          của các làng nghề thủ công như: dệt chiếu (Cà Hom), đan đát (Đại An, Đức
          Mỹ, Hưng Mỹ, Hàm Giang), nấu rượu (Xuân Thạnh), nghề chế biến tôm
          khô (Vinh Kim), làm cốm dẹp (Ba So), trồng hoa kiểng (Long Bình, Long
          Đức), sơ chế biến thủy hải sản (Xóm Đáy, Mỹ Long), bó chổi cọng dừa
          (Tân Thành Đông)…
            Ngành du lịch tỉnh Trà Vinh đã khai thác có hiệu quả các loại hình nghệ
          thuật truyền thống phục vụ du lịch. Hiện nay, Trà Vinh có 2 loại hình được
          công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia bao gồm: Đờn ca tài tử Nam
          bộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và nghệ thuật Chầm-Riêng Chà-Pây của
          người Khmer tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, Trà Vinh còn có các loại hình diễn
          xướng dân gian đặc sắc khác như: múa trống Sa Dăm, kịch múa Rô Băm,
          biểu diễn Dù Kê (dân tộc Khmer), trình diễn Lân Sư Rồng (dân tộc Hoa),
          đây là chất liệu đầu vào quan trọng để Trà Vinh có thể sáng tạo ra các sản
          phẩm du lịch ấn tượng và thu hút nhiều khách tham quan, thưởng ngoạn.
          Bên cạnh đó, ngành du lịch đã khai thác tốt các giá trị văn hóa ẩm thực Trà
          Vinh phong phú, đa dạng với nhiều đặc sản nổi tiếng gây “thương nhớ” cho
          du khách gần xa như bánh canh Bến Có, bún suông tôm, bún nước lèo,
          mắm bò hóc, bánh tét Trà Cuôn, cháo ám, nước mắm rươi,... trong xây
          dựng sản phẩm du lịch của tỉnh.




























                      Khu du lịch Cồn Chim - Ảnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

                                           108
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117