Page 113 - 100 TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG ( TẬP 3) 2022
P. 113

Tình huống 2.  Một số chiến sĩ, nhất là chiến sĩ mới  có biểu hiện ngại học,
                 ngại rèn, bộc lộ tâm tư buồn chán qua lời nói, nhật ký (vở học tập,...) những nội
                 dung bất thường: “Tôi lẽ ra không nên sinh ra trên đời này, tôi rất xin lỗi những
                 người tôi làm sai, tôi chỉ mong một ngày tôi sẽ không ở trên đời này”, “Sống tới
                 ngày bắn đạn thật”, “Cuộc đời này không đáng sống”, “Nó không còn quan trọng
                 nữa rồi”, “Họ sẽ không thể nào làm tổn thương tôi được nữa”, “Họ sẽ nhớ về tôi
                 khi tôi ra đi,” hoặc “Bạn sẽ thương tiếc khi tôi ra đi”, “Bạn/gia đình/bạn bè/bạn gái
                 tôi sẽ sống tốt hơn nếu không có tôi”….

                        Gợi ý biện pháp xử lý


                        - Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng; coi trọng phát
                 huy dân chủ gắn với hoàn thiện các quy chế, cơ chế để nắm, quản lý tình hình đơn
                 vị, chất lượng các tổ chức, diễn biến tư tưởng của quân nhân; kết hợp chặt chẽ giáo
                 dục nhận thức với các phong trào hành động để quản lý quân nhân.

                        - Chủ động, linh hoạt nắm thông tin từ vở học tập, sổ tay chiến sĩ, nhật ký,
                 thiết bị nghe, nhìn cá nhân.
                        -  Phân  công  cán  bộ,  đảng  viên  kèm  cặp,  giúp  đỡ  bộ  đội.  Phát  huy  vai  trò  của

                 Chiến  sĩ  bảo  vệ,  dân  vận,  “Tổ  3  người”,  “Tổ  tư  vấn  tâm  lý,  pháp  lý”,  “Hòm  thư
                 góp  ý”;  khảo  sát  (điều  tra  xã  hội  học)  để  kịp  thời  nắm  tình  hình,  tham  mưu  định
                 hướng tư tưởng, giải quyết những vấn đề tư tưởng nảy sinh.

                        - Nghiên cứu, tìm hiểu, xác định nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến
                 biểu hiện tư tưởng bất thường. Tư vấn về những vấn đề quân nhân gặp phải khó
                 khăn, giải quyết nhanh chóng làm giảm căng thẳng, giải tỏa tâm lý, không để quân
                 nhân bế tắc kéo dài, không lối thoát.

                        - Thường xuyên quan sát và triệt tiêu những nguy cơ có thể dẫn đến tự tử, tự
                 sát. Tăng cường các biện pháp quản lý không để quân nhân sử dụng rượu, bia, chất
                 kích thích, không để quân nhân có biểu hiện sang chấn tâm lý kéo dài. Tăng cường

                 kiểm tra, quản lý chặt chẽ quân tư trang, vũ khí, cuốc, xẻng, dao, dây các loại,
                 thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ…không để cán bộ, chiến sĩ lợi
                 dụng những vật dụng đó nhằm thực hiện hành vi tiêu cực.
                        - Quân y đơn vị theo dõi chặt chẽ trường hợp quân nhân sau khi được điều
                 trị các bệnh lý có rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc, trầm cảm.

                        - Liên hệ địa phương, gia đình, bạn bè của quân nhân để nắm chắc mối quan
                 hệ xã hội của quân nhân và phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà
                 một mình quân nhân không giải quyết được.





                  112  SÁCH ĐIỆN TỬ NÓI - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ,  PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (QUÂN ĐOÀN 4)
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118