Page 23 - 100 TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG ( TẬP 3) 2022
P. 23
b) Biện pháp phòng ngừa
- Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng cho quân nhân kỹ năng, kinh nghiệm
trong thực hiện nhiệm vụ; cách nhận biết các rủi ro, tình huống nguy hiểm có thể
phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ.
- Trước khi phân công phải xem xét tính chất, yêu cầu nhiệm vụ; căn cứ khả
năng, kinh nghiệm của từng quân nhân để phân công cho phù hợp.
- Hạn chế phân công quân nhân thực hiện nhiệm vụ độc lập, bố trí ít nhất từ
02 quân nhân trở lên để thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ lẫn nhau. Trường hợp cần thiết,
phân công cán bộ hướng dẫn, theo dõi, giám sát lao động.
- Phải có nhân viên chuyên môn hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn
trước khi lao động, học tập (sửa điện, các bài thể thao, bơi…).
- Trang bị bảo hộ và các biện pháp an toàn cần thiết cho quân nhân như mũ
bảo vệ, dây an toàn, ngắt điện, thông báo và ngăn cách tạm thời khu vực lao
động…
- Quán triệt quân nhân tuân thủ các quy định an toàn lao động cả khi lao
động tại nhà riêng, ngoài doanh trại.
- Giáo dục cho mọi người cách xử trí khi xảy ra mất an toàn như: cháy, nổ,
chập điện, đuối nước, ngã từ trên cao, rắn cắn…
19. Bạo lực gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con)
a) Dấu hiệu nhận biết
- Biểu hiện cục cằn, thô lỗ với vợ con; thường xuyên chửi mắng, dọa nạt, đe
dọa hành hung; chuẩn bị sẵn hung khí để ra tay; thường xuyên chửi mắng vợ con
mỗi khi có hơi men…
- Nghe phản ánh của người dân, bạn bè, đồng nghiệp và chính vợ, con phản
ánh về hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của
họ; quan sát thấy vợ, con có dấu hiệu bị đánh đập, tâm lý hoảng loạn, luôn lo sợ.
- Có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại
đến sức khoẻ, tính mạng.
22 SÁCH ĐIỆN TỬ NÓI - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (QUÂN ĐOÀN 4)