Page 10 - 100 TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG ( TẬP 3) 2022
P. 10
4. Mất đoàn kết giữa chiến sĩ cũ và chiến sĩ mới
a) Dấu hiệu nhận biết:
- Một số chiến sĩ nhập ngũ trước tỏ thái độ “thiếu thân thiện” với chiến sĩ
mới hoặc ngược lại.
- Chiến sĩ cũ luôn thể hiện mình là đàn anh, tự cho mình cái “quyền” sai vặt
những chiến sĩ khác.
- Có những lời nói đe dọa chiến sĩ mới
.
- Một số chiến sĩ mới có tư tưởng bất an, lo âu, sợ sệt, ức chế.
- Chiến sĩ cũ và chiến sĩ mới không hòa đồng.
- Thời điểm dễ gây mất đoàn kết là mới điều chỉnh biên chế, chiến sĩ cũ
chuẩn bị xuất ngũ.
- Trong đơn vị xuất hiện dư luận về mối quan hệ giữa chiến sĩ mới và chiến
sĩ cũ.
b) Biện pháp phòng ngừa:
- Tăng cường giáo dục pháp luật cho quân nhân nhất là ý thức chấp hành
Pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, chế độ, quy định, tinh thần đoàn kết, thương
yêu giúp đỡ nhau, truyền thống quý báu của Quân đội ta.
- Phát huy trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, cán bộ các cấp, vai trò
của các cơ quan và các tổ chức quần chúng trong giáo dục truyền thống.
- Tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động giờ nghỉ, ngày nghỉ
- Chủ động nắm bắt tình hình để có biện pháp ngăn chặn, dự báo, phát hiện
những dấu hiệu và hành vi vi phạm kỷ luật của quân nhân.
- Xây dựng bầu không khí dân chủ, đoàn kết, kỷ luật trong đơn vị, tạo điều
kiện thuận lợi cho mỗi quân nhân trong học tập, rèn luyện, công tác.
- Phân công công tác phải có cán bộ phụ trách.
- Quan tâm chăm lo chu đáo đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, huy động được nhiều người tham
gia (thi đấu bóng đá, bóng chuyền…).
- Sinh hoạt dân chủ, phát huy tinh thần tương thân, tương trợ của chiến sĩ cũ
với chiến sĩ mới.
9 SÁCH ĐIỆN TỬ NÓI - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (QUÂN ĐOÀN 4)