Page 49 - 100 TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG (TẬP 3) 2022
P. 49
Phần thứ hai
GỢI Ý BIỆN PHÁP XỬ LÝ CỦA CÁN BỘ CƠ SỞ ĐỐI VỚI NHỮNG
TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG CÓ THỂ NẢY SINH
* NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XỬ LÝ CƠ BẢN
Tình huống tư tưởng có thể nảy sinh ở đơn vị cơ sở rất đa dạng, phức tạp với
nhiều lý do khác nhau, đòi hỏi phải có các phương pháp xử lý phù hợp; quá trình
xử lý thường theo một quy trình chung đó là:
Bước 1: Chuẩn bị xử lý
- Hội ý cấp uỷ, chỉ huy đơn vị, nhận định, đánh giá tính chất, tác hại, nguyên
nhân, mức độ ảnh hưởng để trao đổi, thống nhất trong chỉ huy và báo cáo cấp trên
xin ý kiến chỉ đạo;
- Lựa chọn chủ thể xử lý phù hợp với đối tượng xử lý (chính trị viên, chính
trị viên phó, đại đội trưởng, đại đội phó, trung đội trưởng, tiểu (khẩu) đội trưởng,
chiến sĩ bảo vệ, cũng có thể là người bạn thân hoặc gia đình…)
- Nhanh chóng thu thập, phân tích, kết luận thông tin bảo đảm chính xác;
- Xác định kế hoạch, nội dung xử lý, dự kiến tình huống, sử dụng các lực
lượng tham gia xử lý (Hội đồng quân nhân, tổ tư vấn tâm lý, pháp lý, gia đình, địa
phương …)
- Chuẩn bị môi trường, cơ sở vật chất cho việc xử lý.
Bước 2: Quá trình xử lý
- Gặp gỡ, tiếp xúc với đối tượng;
- Sử dụng các phương pháp xử lý cho phù hợp (phân tích thuyết phục; truyền
đạt thông tin; hướng dẫn tư duy; ám thị gián tiếp; động viên, phê phán; tác
động tình cảm; gợi nhớ);
- Quan sát, ghi nhận các biểu hiện, phản ứng của đối tượng;
- Nhận xét, đánh giá kết quả tác động;
- Điều chỉnh kế hoạch tác động cho phù hợp với thái độ, sự phản ứng của đối
tượng.
48 SÁCH ĐIỆN TỬ NÓI - HỌC TẬP CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (QUÂN ĐOÀN 4)