Page 291 - Trinh bay huyen Quoc Oai
P. 291

giáo dục rộng rãi về chủ nghĩa xã hội trong cán bộ và Nhân dân; cử cán
            bộ đi đào tạo, bồi dưỡng tại Trường huấn luyện chính trị của tỉnh...
            Cuộc vận động giáo dục xã hội chủ nghĩa thực sự trở thành đợt sinh
            hoạt chính trị vô cùng sâu rộng; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức
            giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong
            huyện, tạo thành động lực quan trọng thúc đẩy các mặt công tác khác.
               Cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm được Tỉnh
            ủy chỉ đạo gắn với thành lập các tổ đổi công, tiến tới xây dựng thí điểm
            hợp tác xã nông nghiệp. Đối với Quốc Oai, Tỉnh ủy giao nhiệm vụ:
            ngoài việc hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong năm 1958 phải vận
            động được 7.698 hộ nông dân vào tổ đổi công, chiếm 52% tổng số hộ
            dân toàn huyện. Trong đó, có 2.220 hộ vào tổ đổi công thường xuyên,
            chiếm 15% tổng số hộ nông dân.

               Bước vào cuộc vận động đẩy mạnh sản xuất, khó khăn rất lớn của
            Đảng bộ và Nhân dân Quốc Oai trong việc thực hiện kế hoạch gieo
            trồng vụ chiêm xuân năm 1958 là vấn đề hạn hán, thiếu nước sản
            xuất, đặc biệt, đối với các xã vùng bán sơn địa như: Phú Mãn, Đông
            Yên, Hòa Thạch, Phú Cát và các xã vùng bãi Đáy như: Đại Thành, Tân
            Hòa, Tân Phú... Do đó, ngay từ sau khi thu hoạch vụ mùa năm 1957,
            Huyện ủy tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thủy lợi nội đồng và
            triển khai các biện pháp chống hạn phục vụ sản xuất. Chỉ trong một
            thời gian ngắn, toàn huyện đã huy động 11.899 ngày công lao động
            tham gia làm thủy lợi, đào đắp tổng cộng gần 15 nghìn mét khối đất.
            Trong đó, riêng đào mới tuyến mương Đại Thành là 11.682m  để lấy
                                                                         3
            nước tưới và mở rộng diện tích gieo cấy thêm hơn 300 mẫu lúa, nhưng
            do mương hoàn thành muộn nên vụ chiêm xuân 1958, hơn 300 mẫu
            này phải cấy lúa Nam Ninh. Các xã vùng bán sơn địa gồm Đông Yên,
            Hòa Thạch, Phú Cát, Phú Mãn đào đắp, sửa chữa 12 chiếc vai đập giữ
            nước; làm mới 7 guồng lấy nước từ sông, suối tưới cho đồng ruộng; nạo
            vét, sửa chữa 32 giếng, ao chứa nước... tạo nguồn nước chống hạn cho
            hơn 2.800 mẫu lúa. Các xã còn lại, nhờ có hệ thống thủy lợi Phù Sa
            nên cũng cơ bản khắc phục được tình trạng hạn hán. Tổng diện tích
            gieo cấy vụ chiêm 1958 toàn huyện là 5.639ha, đạt 99,8% kế hoạch.

               Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, trong khi vừa tích cực chỉ đạo
            hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ chiêm, Đảng bộ huyện Quốc Oai
            vừa tích cực lãnh đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng tổ đổi công. Huyện
            ủy giao chỉ tiêu cho các xã: 6 tháng đầu năm 1958 phải xây dựng được


                                                                            291
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296