Page 277 - DS XUAN NHAM DAN 2022
P. 277

vuốt râu, xỉa răng cọp, không khác nào coi thường mạng
          sống...
              Không vào hang hùm, sao bắt được cọp.
              Theo nghĩa bóng ngụ ý nói là phải có gan mạo hiểm

          thì mới làm được việc khó.
              Loài hổ vốn được ví như là chúa tể của rừng xanh,
          dữ dằn có tiếng trong muôn loài. Bất kể loài vật nào khi
          nghe tới hổ cũng phải e dè vì sức mạnh và độ hung tàn
          của nó. Ngay cả con người nghe nói đến hổ còn phải run
          rẩy. Thế nhưng, nó cũng như bao con vật trên đời, biết
          thế nào là “Máu chảy ruột mềm”. Dù có dữ dằn và hung
          tàn bao nhiêu, nó cũng biết thương con và bảo vệ con

          mình. Vì vậy người ta mới bảo " Hùm dữ không ăn thịt
          con ” để diễn tả tình sâu nghĩa nặng của cha mẹ đối với
          con cái.
              Để ví von về chuyện "Nòi Nào Giống Ấy" thì người
          ta nói Hổ phụ sinh hổ tử .

              Nếu  không  dạy  dỗ  được  con  cái,  để  chúng  mắc
          nghiện, thì ca dao có câu "Đem thịt nuôi Hổ đói ”.
              Gặp khi "bí cực”, phải tỉnh táo tháo gỡ, nếu không
          sẽ vướng cảnh "Tránh Voi gặp Hổ ”…
              Làm hùm làm hổ ngụ ý để tỏ ưu thế, làm dữ để dọa
          nạt người yếu bóng vía.
              Dựa vào uy thế của người có quyền lực để lên mặt
          với người khác thì ca dao Việt Nam có câu : Cái thằng

          " dựa hơi hùm vểnh râu cáo ", lúc nào cũng vênh vang ...
              “ Miệng hùm gan sứa ”, thành ngữ này để ví những
          người bề ngoài nói năng hùng hổ, nhưng thực chất trong
          lòng thì lại nhút nhát, sợ sệt.


                                                                276
   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281   282