Page 18 - Tyen Tap VTLV 2015
P. 18
Quê Hương và Tình Yêu
lan dần trong ống khói của từng nhà, hoặc tiếng chó sủa
trong đêm làm cho người mẹ có cảm giác lo âu không biết
Việt Cộng có về bắt con trai bà đi theo chúng.
Tình yêu quê hương nói rất nhiều về tình mẹ thương cho
con trai đi đánh trận nơi xa và trông đợi con từng ngày.
Tình quê hương nói về những người chiến sĩ lấy trăng làm
đèn để viết thư tình cho em gái hậu phương. Tình cảnh của
cô gái cầm trong tay tấm thẻ bài, quấn trên đầu vành khăn
tang trắng, đứng bên ngôi mộ người yêu với dòng lệ tuôn
tràn.
Hình ảnh của quê hương tôi với những nét mặt u buồn
của người thua trận, khi mấy anh lính Việt Nam Cộng Hòa
phải bỏ súng khi thấy đoàn xe tăng của Cộng Sản lăn vào
đường phố Sài Gòn. Tôi không thể nào cầm được nước mắt
khi chứng kiến một vài người lính trẻ vào nhà xin quần áo
thường dân để thay bộ áo lính còn đóng đầy bụi ngoài
chiến trường.
Nói về quê hương và tình yêu thì không bút mực nào tả
cho xiết. Tôi đã là một cô gái xuân thì đang ở tuổi mộng
mơ thì phải trút bỏ chiếc áo dài trắng, xếp bút nghiên để bỏ
nước ra đi trong một đêm tối. Bước lên chiếc ghe nhỏ để
vượt biên bằng đường biển. Tôi đã bỏ lại sau lưng quê
hương tôi, cha mẹ và anh chị em tôi để lên chiếc tàu định
mệnh.
Đêm hôm đó, vào khoảng cuối mùa thu năm 1977 tại
Rạch Giá, trời tối đen như mực vì họ lựa ngày không có
trăng để dễ dàng tránh mặt bọn công an. Bổn phận của tôi
chỉ là một đứa con gái quêgiả vờ xách gào mên cơm đem
xuống ghe cho mấy người đánh cá ăn. Tôi chỉ việc đi lầm
lũi trong chiếc áo bà ba cũ kỷ, không cần ngẩng đầu lên
nhìn ai, cứ việc đi và khi nhảy được vào ghe rồi thì có
người trong đó mở hầm đựng cá để nhảy xuống.
Sau khi vào hầm cá, có một người đậy nấp lại chỉ để hở
một khe nhỏ đủ để thở. Tôi còn nhớ rỏ mùi tanh tưởi trong
hầm làm tôi khó chịu nhưng tôi cố gắng nhắm mắt và lẩm
nhẩm đọc kinh cầu nguyện trong khi nước mắt chảy dài
vừa lo sợ vừa thương quê hương, thương cha mẹ.
17