Page 162 - Tuyen tap VTLV 2017
P. 162
Tuyển Tập VTLV 2017
Đình Hòa bảo tôi cứ nói binh lính, có sao đâu, cứ gì phải dùng
chữ “binh” không, mượn rồi chế thêm. Tiếng Tàu chỉ là cái áo
mặc ngoài cái cần là ý nghĩa, tư tưởng của tiếng nói. Tiếng đi
mượn là con nuôi, tiếng Việt từ lúc nằm nôi mới là con đẻ. Cứ
việc nói giọng bắc: “zung zăng zung zẻ zắt trẻ đi chơi; cứ nói
giọng Huế: “coong chó ni không có răng mô”, cứ việc nói
giọng Nam: “ Bắc coong con cá gô bỏ zô gỗ”, người Việt đều
hiểu cả. Tác giả hy vọng cho biết theo quan niệm mới về Ngôn
ngữ viết không quan trọng, tiếng nói mới quan trọng. Văn
phạm, xếp đặt câu không quan trọng, bỏ dấu sắc huyền hỏi ngã
không quan trọng, điều quan trọng nhất là ý nghĩa tiếng nói,
mình nói mà người nghe không hiểu, hay chưa hiểu mình định
nói gì thì một là mình không biết nghe, và không biết nói. Viết
có sai dấu, bỏ lộn dấu, đừng lo, tận cùng bằng t hoặn c, chuyện
nhỏ; nguyên âm đều viết “d” trên hay “gi” hoặc “r”, đừng lo,
cứ nói ra với giọng Bắc, Trung, Nam mình quen nói là hiểu
hết, vui vẻ cả làng. Nóivề con chữ “R” anh Tàu không nói
đúng được, trong ngữ vựng Tàu viết theo vần ABC không bao
giờ có chữ R, muốn nói
“tôi ăn cơm rang, anh ta sẽ ú ớ: I eat fly lice = tôi ăn con bọ
biết bay, cũng như người Bắc Âu phát âm con chữ W thành V.
Có tới 10 ngàn tiếng Việt đều có nguồn gốc như lỡ làng; hát
hỏng, lai láng; trong trẻo; trong veo; rộn rịp; sạch sẽ; xuề xòa..
rất nhiều người coi chúng như chữ thứ gì không có nghĩa gì cả,
kể cả ông Trần Trọng Kim người đã viết sách văn phạm Việt.
Ông Kim nói: chỉ có chữ thứ nhất có nghĩa, chữ thứ nhì là chỉ
đệm, có khi đứng sau làm thay đổi ý của chữ đứng đầu. Ông cố
thủ tướng thời cuối trào Bảo Đại lầm lớn rồi. Tác giả bộ từ điển
vĩ đại hôm nay phát hiện ra những chữ sau là góc Mường, gốc
Mòn, gốc Thái, gốc Lào, gốc Nùng rồi gốc Chàm, gốc Khmer,
- 152 - Xây Dựng