Page 160 - Tuyển Tập VTLV 2019
P. 160

ÁO DÀI VIỆT NAM





             Theo Học giả Đào Duy Anh viết, “Theo sách Sử Ký chép thì
          người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình
          thức tả nhiệm). Ở thế kỷ thứ nhất Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu
          Chân dùng kiểu quần áo theo Tàu. Do đó ta có thể suy luận rằng
          trước thời Bắc thuộc người Việt gài áo về tay trái. Sau mới bắt chước
          người Trung hoa mặc áo gài bên tay phải.”


             Năm 1744, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ cho
          dân chúng hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài thi hành. Có những thay
          đổi như: Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho
          xẻ mở. Đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm
          việc thì được phép...


             Nếu căn cứ theo tài liệu kể trên thì chiếc áo dài Việt Nam đã ra
          đời vào thế kỷ XVIII, trong thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-
          1765)? (1) Theo Đặc san Hy Vọng – P.85.


             Năm 1744 là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo
          chít, bộ trang phục ban đầu ở hai vùng Thuận Hoá, Quảng Nam. Sau
          khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, áo dài được phổ biến rộng rãi
   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164   165