Page 45 - TuyenTap 2018 VTLV
P. 45

Tuyển Tập VTLV 2018

            tàu được ra biển. Cho nên anh tả oán: Ai bảo đi Hải quân là sướng?
            Không, Hải quân khổ lắm chứ! Lính biển, lênh đênh trên sóng nước,
            xa nhà xa chợ, về mặt bồi dưỡng còn thua Ðịa Phương quân và cả
            Nghĩa quân nữa, lính ở gần nhà, thỉnh thoảng còn được vợ con tiếp
            tế cho miếng thịt, mớ rau tươi, đỡ khổ. Rồi anh cười: Ấy vậy mà lên
            bộ, lên bộ quân phục trắng vào, các em gái nữ sinh mê lắm đó!

                 Năm 1969 đi tu nghiệp, được đi tour ở Newark, cái nôi của Hải
            quân  Hoa  Kỳ,  chúng  tôi  được  lên  thăm  hàng  không  mẫu  hạm
            Interprise. Phải nói đó là một thành phố thu nhỏ. Văn minh, hiện đại
            và lịch sự quá trời! Nếu không có người hướng dẫn, nhất định khách
            thăm sẽ bị lạc. Tầng nào cũng giống nhau và cửa phòng nào hình tò
            vò cũng hệt nhau. Hệ thống đưa máy bay lên và xuống từ tầng hầm
            lên sân bay, máy bay tuần tự bay lên đáp xuống rối tinh rối mù, và dĩ
            nhiên không có quyền sai chạy lầm lẫn. Ðến bữa ăn trưa có lính dọn
            bàn mắc áo blouse ủi thẳng, trắng lốp! Bữa ăn biểu diễn dành cho
            khách quý, khá thịnh soạn, lính hầu bàn thưa gởi lễ phép, một điều
            Sir, hai điều Sir trịnh trọng lắm! Ðã thế tôi còn bày đặt đòi lấy một
            cái đĩa ở bàn ăn có in hình và tên chiến hạm làm chút kỷ niệm.

                 Chẳng bù cho những bữa ăn sau 1972, ôi còn đâu thuở vàng
            son khi qua Mỹ nhận tàu trên đĩa ăn có cả một tảng steak dầy 4,5
            cm. Gọi là khắc phục, Việt Nam hóa chiến tranh mà! Kể chuyện khổ
            cũng phải kể chuyện oai hùng của Hải quân nữa chứ. Chiếc HQ 4 đã
            cùng  đồng  đội  tham  dự  trận  hải  chiến  Hoàng  Sa  với  số
            lượng tàu, khả năng, hỏa lực kém xa Hải quân Tàu, nhưng cũng đã
            gây thiệt hại thương vong cho địch. HQ 4 lãnh một trái đạn thủng
            vách tàu, ôm vết thương chạy về nằm ụ ở công xưởng Saigon ít lâu,
            rồi tiếp tục ra khơi chiến đấu.

                 Ông cựu hạm trưởng Trần Khánh Dư qua Mỹ không còn tàu
            để chỉ huy nữa, ông bèn xoay qua viết sách. Sách của ông thuộc loại
            khó nhá. Ông toàn viết về hàng hải, về chủ quyền của Việt Nam trên
            hai quần đảo nầy. Ông là cấp chỉ huy vừa giỏi kỹ thuật chuyên môn,
            vừa tạo kỹ thuật nghiêm chỉnh trên chiến hạm. Ðích thân ông lái cập
            bến và xếp mà cập bến thì hết chê, êm như ru, quá đẹp! Ông San là
            con rể của nhà Kiều học Ðặng Cao Ruyên ở San Jose.

                                                                                 Bảo tồn          34
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50