Page 14 - MC 50 ys a_Neat
P. 14
Những năm 70 của thế kỷ XX – khi nhà trường mới được thành lập thực
sự là những năm tháng khó khăn gian khổ nhất. Để cứu vãn những thất bại
nặng nề trên chiến trường Miền Nam, đế quốc Mỹ đã tiếp tục leo thang đánh
phá Miền Bắc trong đó có Thành phố Hải Phòng. Thầy trò nhà trường đã phải
rời trụ sở tạm thời khi đó là số 6 Phạm Minh Đức và số 10 phố Trần Khánh Dư
để đi sơ tán. Huyện Thủy Nguyên, mảnh đất tình nghĩa đã ghi đậm dấu chân
thầy trò hơn một thập kỷ. Nhà trường đã dựa vào chính quyền và những người
dân các xã Hoa Động, Thủy Triều. Những phòng học chỉ dựng thô sơ bằng tre
nứa, vách đất. Giáo viên, học sinh ở nhờ trong nhà dân. Nhân dân các địa
phương trong huyện Thủy Nguyên nơi trường sơ tán đến đều mở rộng tấm lòng
bao dung, chia ngọt sẻ bùi, hết lòng giúp đỡ nhà trường. Tháng 11 năm 1974,
Nhà trường được tiếp quản cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật Công trình Thủy
(do giải thể) tại xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên. Đây chính là địa danh trên
đất Thủy Nguyên đã gắn bó, cùng đồng hành, chia sẻ với nhà trường lâu nhất
những tháng ngày tháng gian nan đó.
Lịch sử sẽ mãi mãi ghi nhận những tháng ngày mà trụ sở hợp tác xã, nhà
Ủy ban hành chính xã là văn phòng, phòng học, nhà dân là ký túc xá,…nhưng
chưa có ngày nào sứ mệnh đào tạo những con người làm chủ biển khơi cho Tổ
quốc phải ngừng. Mỗi năm vẫn có hàng trăm thủy thủ, thợ máy, thợ VTD tàu
biển được đào tạo.
Nửa thế kỷ - một chặng đường có biết bao đổi thay. Những ngày ở Minh
Đức, những CBGV độc thân sống trong hội trường được ngăn từ cót nứa, các
gia đình và học sinh tá túc trong những dãy nhà cấp bốn hoặc trọ trong dân.
Những người có gia đình ở nội thành thì hàng ngày xách theo cặp lồng cơm
thấp thỏm chờ một chuyến xe buýt của nhà máy Đất đèn Tràng Kênh vượt hơn
hai chục km để đến trường làm việc. Khó khăn nào cũng vượt qua.
Tất cả vì: Biển Tổ quốc cần…