Page 153 - KyYeu100Nam
P. 153
còn giáo dân sống sót. Các chị phải bỏ trường
chạy về nhà Mẹ Phú Xuân. Sau đó lại tiếp tục
về phục vụ.
Biến cố năm 1972, các chị theo dân di cư vào
Đà Nẵng. Khi tình thế tạm ổn định, các chị
trở về khai giảng năm học, học sinh vẫn đông
đảo.
Biến cố giải phóng năm 1975, chị em cùng
dân làng ồ ạt chạy vào miền Nam. Sau 5
tháng nhà ở, trường học bị bỏ trống, ngày
14.9.1975, tình thế tạm yên, chị em về lại
cộng đoàn Hà Úc. Vào thập niên 80, thấy
khối trẻ trong giáo xứ thất học, lêu lổng, chị
em cộng đoàn Hà Úc nhất là chị M.Ephrem
Nguyễn Thị Oanh nỗ lực “xóa mù” cho con
em trong tình cảnh “chui”. Mỗi khi các em
đến lấy bài học tại nhà các chị, các em phải
kín đáo thu tập vở, viết trong áo để khỏi bị
phát hiện. Các em thay nhau vào xin chữ mỗi
ngày. Nhờ việc “học chui xóa mù” này mà vào
thập niên 90, giáo xứ đã có gần 200 em biết
đọc, biết viết, biết làm phép tính.
Trải qua thời gian dài, với biến động của bom
đạn chiến tranh và ảnh hưởng của mưa bão,
căn nhà cũ của cộng đoàn đã xuống cấp trầm trọng. Hội Dòng quan tâm cho xây
lại ngôi nhà mới với sự đồng ý của cha quản xứ và đóng góp công sức của giáo
dân. Sau một năm xây dựng, đầu năm 2015, cộng đoàn đã có được một ngôi
nhà khang trang, tiện nghi giúp chị em an tâm phục vụ.
Hôm nay, sau 86 năm, chị em vẫn tiếp tục hiện diện giữa lòng giáo xứ với sứ vụ
loan báo Tin Mừng qua việc “giáo dục văn hóa và đức tin cho giới trẻ, thương
giúp người ta phần hồn phần xác qua các công việc y tế bác ái xã hội” (LTK I.3).
PHẦN IV - 100 NĂM DẤN BƯỚC YÊU THƯƠNG 153