Page 49 - KyYeu100Nam
P. 49

một chủng sinh giỏi, gương mẫu,
                                                                kỷ  luật,  khiêm  tốn  đơn  sơ.  Ngày
                                                                28/6/1896,  ngài  được  thụ  phong
                                                                linh mục và chưa đầy 2 tháng sau,
                                                                ngày  26/8/1896,  ngài  cùng  với
                                                                8 anh em linh mục khác rời Paris
                                                                sang Việt Nam lúc mới 23 tuổi.
                                                                Tới Huế, Đức Cha Caspar Lộc đưa
                                                                ngài đến Cổ Vưu (Trí Bưu) Quảng
                                                                Trị, tại nhà cha Bonin để học tiếng
                                                                Việt  và  làm  quen  với  phong  tục
                                                                tập  quán  Việt  Nam.  Sau  3  năm
                                                                làm  phó  xứ,  tháng  9/1899,  ngài
                                                                được  bổ  nhiệm  làm  Bề  Trên  Đại
                                                                Chủng viện Phú Xuân.

                                                                Năm 1905, ngài làm cha xứ Tam
                              Tòa và hạt trưởng hạt Quảng Bình. Tháng 8-1908, Đức Cha Allys bổ
                              nhiệm ngài làm cha sở Di Loan Quảng Trị, kiêm hạt trưởng Đất Đỏ và
                              Tổng đại diện giáo phận. Ngài luôn nêu gương mẫu cho các cha xứ trong
                              việc lo cho giáo dân, dạy giáo lý, ngồi tòa giải tội lâu giờ.

                              Năm 1918, trong lúc đang vui thích, hăng hái với công tác mục vụ giữa
                              đoàn chiên, ngài được gọi về làm Bề Trên Đại chủng viện lần thứ hai. Dù
                              rất đau khổ vì phải giã từ đoàn chiên mà ngài thương mến, ngài mau
                              mắn lên đường nhận sứ vụ mới.
                              Tại Đại chủng viện, đời sống thánh thiện của ngài ảnh hưởng sâu đậm
                              trên các chủng sinh. Ngài thúc đẩy họ bằng các lời huấn đức, nhất là bằng
                              gương khiêm tốn, đơn sơ, khổ hạnh, nghèo khó, yêu mến cầu nguyện.
                              Ngoài bổn phận trong Đại chủng viện, ngài còn phải dành thì giờ cho
                              công việc của một vị Tổng đại diện. Ngài còn linh hướng cho dòng kín
                              Carmel, và năm 1920, Đức Cha Allys giao cho ngài nhiệm vụ đào tạo các
                              nữ tu đầu tiên của Hội Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.

                               Ngài có kiến thức sâu sắc về tiếng Việt, nên ngài được vinh dự làm chủ
                              tịch hai ủy ban có nhiệm vụ quan trọng là thống nhất các sách Giáo lý
                              và sách Kinh cho cả nước và vùng Đông Dương như Lào, Cao Miên, Thái
                              Lan. Ngoài ra, ngài đã soạn một sách Giáo lý bằng tiếng Việt đăng trong
                              tạp chí Vì Chúa.
                              Ngày 26/6/1930, ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phó với quyền kế
                              vị Đức Cha Allys bị mù lòa. Lễ tấn phong tại Huế do Đức Khâm sứ Tòa
                              Thánh Colomban Dreyer chủ phong ngày 28/10/1930. Tháng 6/1931,
                              Đức Cha Allys từ chức vì bị mù, Đức Cha Chabanon thay thế cai quản
                              địa phận. Đức Cha dấn thân trọn cả con tim yêu thương và hết cả nghị
                              lực trong nhiệm vụ mới, đúng như câu châm ngôn Giám mục của Ngài:





                                                             PHẦN II - 100 NĂM TÌM VỀ NGUỒN CỘI    49
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54