Page 3 - CHUYÊN ĐỀ: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
P. 3

+ Trong quá trình phản ứng oxi hoá khử: số oxi hoá của chất oxi hoá giảm xuống, còn số oxi hoá của chất khử tăng lên
c, Phân loại phản ứng oxi hoá khử
- Cách phân loại thứ nhất: Dựa vào sự thay đổi số oxi hoá có thể chia phản ứng oxi hoá khử thành cách loại
1) Các phản ứng giữa các phân tử: trong loại phản ứng này sự chuyển electron xảy ra giữa các phân tử khác nhau
Ví dụ: 3P + 5HNO3 + 2H2O ⎯⎯→ 3H3PO4 + 5NO
2) Các phản ứng dị li: trong phản ứng này thì một chất phân li thành 2 hoặc nhiều chất khác, trong đó một chất ở mức oxi hoá cao hơn và một chất ở mức oxi hoá thấp hơn
Ví dụ: 3HNO2 ⎯⎯→ HNO3 + 2NO + H2O
3) Các phản ứng nội phân tử: Trong các phân tử này sự chuyển electron xảy ra giữa các nguyên tử của các nguyên tố cùng nằm trong một phân tử
Ví dụ: NH4NO3 ⎯⎯→ N2O + 2H2O
Các phản ứng loại 2 và 3 còn được gọi là phản ứng tự oxi hoá khử
- Cách phân loại thứ hai: dựa vào phương thức thay đổi số oxi hoá
1) Phản ứng oxi hoá khử theo cơ chế chuyển electron: sự thay đổi số oxi hoá
của các nguyên tố xảy ra do sự chuyển electron từ tiểu phân này đến tiểu phân khác Ví dụ 1: CuSO4(aq) + Zn(r) ⎯⎯→ Cu(r) + ZnSO4(aq)
2e
Cu2+(aq) + Zn(r) Cu(r) + Zn2+(aq)
Ví dụ 2:
[CoCl(NH3)4]2+(aq) + [Cr(OH2)6]2+(aq) + 5H3O+(aq) ⎯⎯→ [Co(OH2)6]2+(aq) +
  Phản ứng có cơ chế như sau:
[CrCl(OH2)5]2+(aq) + 5NH4+(aq)
















































































   1   2   3   4   5