Page 39 - Điểm báo Cà Mau số 10
P. 39

Đó  là những hướng phát triển ngành hàng tôm bền vững mà nhiều tỉnh ĐBSCL
           đang triển khai.  Con tôm Đất Mũi  chạm mốc  1  tỷ USD.  Nuôi tôm trở thành mũi nhọn
           kinh tế của tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 280.000ha và cũng là hướng đi mà “Đất Mũi”
           tập  trung  phát triển.  Sản phẩm làm nên thương hiệu  của tôm Cà Mau chính là các  mô
           hình nuôi tôm rừng và tôm lúa.

                  Trong  đó,  diện tích thả nuôi  tôm rừng  là  80.000ha;  tôm lúa là 40.000  ha.  Ông
           Châu Công Bằng -  Phó  Giám đốc  Sở NN-PTNT  Cà Mau chia sẻ:  “Đây là hướng nuôi
           tôm sinh thái, hữu cơ, có giá trị kinh tế cao”. Ngoài ra, tỉnh Cà mau còn có 8.500ha nuôi
           tôm thâm canh (trong đó 2.300 ha nuôi siêu thâm canh).

                  Riêng năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 600.000 tấn, trong
           đó tôm là 210.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2020 là trên 900 triệu USD.

                  Kế hoạch năm nay của Cà Mau đạt tổng sản lượng 215.000 tấn tôm, trong đó tôm 6
           tháng  đầu năm đã đạt  103.000 tấn,  tăng  10,4%  so  với  cùng kỳ năm trước;  giá trị xuất
           khẩu tôm cũng tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.  Dự kiến đến hết năm 2021,  giá trị
           xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau đạt 1 tỷ USD.

                  Định hướng đến năm 2025,  sản lượng tôm của tỉnh Cà Mau đạt 700.000 tấn, kim
           ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt 1,4 tỷ USD và đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu
           đạt 1,650 tỷ USD.
                  Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực tổ chức sản xuất và đã xây dựng
           được  230  tổ  hợp tác,  hợp tác  xã (chủ yếu là hợp tác  xã,  tổ  hợp  tác  nuôi tôm).  Đây  là
           những hạt nhân để xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng tỷ đô này.

                  Hiện nay, các chuỗi giá trị tôm rừng đang phát huy hiệu quả rất tốt, bởi có sự tham
           gia của Tập đoàn Minh Phú -  doanh nghiệp đầu ngành trong chế biến, xuất khẩu tôm và
           một số soanh nghiệp lớn tiên phong làm “đầu kéo”.

                  Các  chuỗi tôm rừng  đã gắn kết được vùng nuôi với  diện tích khoảng 20.000  ha,
           phát triển thương hiệu và đạt các chứng nhận quốc tế. Cụ thể, theo ông Châu Công Bằng,
           việc tôm rừng Cà Mau đạt được  các  chứng nhận quốc tế  đã giúp  các  đơn vị xuất khẩu
           sang các thị trường khó tính.

                  Tuy nhiên,  đối với diện tích khoảng 200.000ha nuôi tôm còn lại trên địa bàn thì
           việc xây dựng thương hiệu, xây dựng chuỗi giá trị còn khó khăn và hiệu quả chưa cao.
           Nhiều hợp đồng đã được doanh nghiệp và người dân ký kết nhưng sau đó bị phá vỡ khi
           giá tôm trên thị trường lên xuống.

                  “UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với hai doanh nghiệp lớn là Minh
           Phú và Tập đoàn Lộc Trời để xây dựng chuỗi giá trị tôm lúa. Tỉnh đã báo cáo với Bộ NN-
           PTNT và sẽ triển khai quyết liệt nội dung này”, ông Bằng chia sẻ thêm.
                  Trong năm 2021  sẽ phấn đấu xây dựng được  3  - 4 mô hình tôm lúa đạt hiệu quả
           cao, từ đó có cơ sở để nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh.

                  Theo báo  cáo  của Sở NN-PTNT  Cà Mau,  diện tích nuôi tôm siêu thâm canh của
           tỉnh đạt 2.932ha với 2.932 hộ nuôi.  Đây là mô hình nuôi ứng dụng công nghệ  cao, qua
           thời  gian  nuôi,  đánh  giá  hiệu  quả  mô  hình  này  là  khá  cao,  tỷ  lệ  nuôi  thành  công  đạt
           khoảng 70 -  80%, năng suất nuôi đạt từ 40 -  50 tấn/ha/vụ (tính trên diện tích mặt nước ao
           nuôi).

                  Đến năm 2025, Bến Tre phấn đấu có 4.000ha nuôi tôm công nghệ cao

                                                                                                             39
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44