Page 6 - Tập san 12D1
P. 6
“Mặt trời mọc rồi lại lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng
ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn sáng mãi trong cuộc
đời”. Không tự sinh ra, cũng không tự lớn lên, hầu như mỗi chúng ta đều
khôn lớn và trưởng thành dưới ánh sáng kì diệu ấy.Ta từng biết từ thời xa xưa,
những nhà nho học như Chu Văn An, người thầy chính trực, thay vì làm quan
đã về dạy học ở quê nhà, cống hiến tận tuỵ hết mình cho công việc mà không
màng danh lợi.
Ta từng biết Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người gắn với cái tên quen thuộc là
Trạng Trình, giống như nhiều vị hiền nhân khác, thời thế loạn lạc đã khiến ông
không hứng thú với chốn quan trường, từ quan về ở ẩn và trở thành một thầy
giáo lỗi lạc.Ta từng biết Lê Quý Đôn, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn
Đỉnh Chiểu,...
Qua đó, ta có thế thấy được tầm quan trọng của người thầy trong quá trình
hình thành nhân cách mỗi con người.Một người thầy, không chỉ đơn thuần là
người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt
lí, biết dùng trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn.
Bởi thế cho nên người ta nói: nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và
cũng đáng quý nhất.
Công ơn thầy bao la như trời bể, có thể ví thầy như người cha thứ hai trong
cuộc đời mỗi con người. Theo đức Không Tử, thầy là người giảng đạo cho dân.
Người thầy lấy tri thức giáo hóa muôn dân biết rõ đạo lí, lễ nghi và thực hành
đạo lí, lễ nghi ấy trong cuộc sống nhằm xây dựng và ổn định trật tự xã
hội, cải hoá con người.
Nếu theo quan niệm “Tam cương giả”, người thầy được đứng vị trí thứ
hai trong trật tự “Quân – Sư – Phụ”. Thầy chỉ sau vua và trên cả
cha. Thầy không có uy quyền của vua, không phải huyết thống như
cha, nhưng được đặt lên hàng tôn quý.Cho dù đã trải qua hàng nghìn
năm, xã hội đã có muôn vàn biến chuyển nhưng người thầy và
nghề giáo cao quý vẫn luôn được tôn vinh bởi
những đóng góp và công hiến của họ cho sự
phát triển của đất nước.

5
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11