Page 118 - Le Quy Don - 30 nam
P. 118

mong ngóng những chuyến xe đưa rước đều đặn mỗi giờ ra về, đến những vạt nắng
                   chiều chảy dài trên bờ tường có hoa giấy cheo leo nở rực như một lẽ thường tình. “Lê
                   Quý Đôn” trong tim chúng tôi bền bỉ sống dậy với ký ức của không gian học, rồi sẽ xa
                   rời. Và có lẽ suốt chiều dài lịch sử về tình yêu thương, sự gắn kết bền chặt của giáo
                   viên - học sinh, cựu học sinh - học sinh hiện tại của trường là một trong những món
                   quà tinh thần khó tả.
                       Lê Quý Đôn và nhánh phượng đỏ mỗi đợt hè sang mà tôi vẫn thường dừng chân
                   ngắm nghía vào mỗi mùa Đội tuyển, Lê Quý Đôn và những giọt nắng long lanh sáng
                   sớm hay cảnh hoàng hôn trên tượng cụ vào cuối chiều… Tất cả hòa hợp thành một
                   vùng tâm thức chung của học sinh trường, là thứ níu giữ chúng tôi mãi bằng cái gắn
                   nối tinh thần mãnh liệt.

                       Và “Lê Quý Đôn” của K18-21 sắp bước chân rời khỏi mái nhà chung, luôn đau đáu
                   nhớ thương mãi một âm vang tự hào không dứt. Mùa Hội Trại, khóa Văn tôi tự hào với
                   chiếc Cổng Trại in đậm dấu ấn riêng bằng các hình ảnh được chúng tôi hết mình sưu
                   tập từ 30 năm chuyên Văn của trường lúc thành lập đến nay. Khóa Văn tôi tự hào hữu
                   hình hóa cái nối kết vốn đã mãnh liệt nhưng còn nhiều ẩn tàng giữa các năm chuyên
                   Văn, tự hào ấn định rõ cái tinh nhạy vẫn luôn tồn tại như một loại bản tính của một
                   học sinh mê Văn, dẫu bề vỏ còn nhiều khi bất cần, “hoang dã” - cũng là bản tính! 32
                   gương mặt, 32 cá tính chẳng thể lẫn vào nhau nhưng lại sẵn sàng hòa hợp khi cái chung
                   đủ lớn mạnh.
                       Thật khó để nhớ nhung nơi nào đó chỉ bằng những dáng vẻ người được ghi tạc,
                   có lẽ tất cả được lưu giấu gọn gàng nơi cảm giác mà đôi lúc cứ bật thức khó tả. Nghĩ
                   về trường, hình ảnh cây Muồng Hoàng Yến mỗi đợt hoa rơi vẫn luôn dội về trong tôi
                   những nhớ thương lạ. Mùa hoa từ độ Xuân đã chớm tàn. Hoa rơi đầy suốt con đường
                   dài từ cổng trường vào thẳng tận nhà đỗ xe thứ hai, thành một dải đường vàng rực.
                   Hoa Hoàng Yến gắn với ký ức một đứa nhỏ từ lúc mới chập chững bước vào Lê Quý
                   Đôn. Tháng 5, hình ảnh cây nở rũ một dải sân khắc dấu mạnh mẽ vào tâm trí nó, khiến
                   nó rung động từ những khắc giây đầu tiên khi vẫn chưa là học sinh của trường. Và ba
                   năm, Hoàng Yến vẫn bền bỉ đúng hẹn mỗi đợt Xuân tàn, như một niềm an ủi, Hoàng
                   Yến cho chúng tôi thứ cảm giác “Văn” đến lạ lùng. Hoàng Yến mỗi mùa trụi hoa, xanh
                   rờn một màu của lá gắn liền với những buổi trưa lê thê bước chân về ký túc xá của
                   bọn học trò chúng tôi. Hoàng Yến mỗi mùa hoa về, vàng rực đón chào bao lứa mới vào
                   trường chập chững dự thi.

                       Hoàng Yến tháng 5, đôi lúc là để chia tay, để chào tạm biệt người đã quá quen mặt,
                   rồi sẽ thành “những người muôn năm cũ”. Rung rinh như nhỏ những giọt nắng, gió
                   khẽ khàng đưa rơi rụng vào bông hoa cuối chiều...

                       Lê Quý Đôn luôn tinh tế lưu giữ lại trong tôi những điều nhỏ, nhưng mãnh liệt, lưu
                   luyến và day dứt như thế. Và có lẽ, suốt bao năm ngoài những tiếng tự hào về bề dày
                   thành tích, Lê Quý Đôn ắt thật sự mãi tiếp tục “là mình” khi và chỉ khi trường còn rung
                   rinh màu của nắng, của hoa, của những cơn mưa đầu mùa bên cửa số, của những quãng
                   đường xa từ lớp học đến nhà sách, căn tin... Tất cả hòa hợp như lẽ thường, cấu tạo một
                   cảm giác rất “Lê Quý Đôn”, một lề lối, một cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm chung. Và
                   sau, là điều duy nhất đủ mãnh liệt để nối kết những “tự hào” nhỏ của từng cá nhân về
                   lại. Để dù xa, luôn mãi gần kề, để dù mong, nắng chiều vẫn trong.


            118CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - TINH HOA VÀ TÂM HUYẾT
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123