Page 13 - ND KY truong Cam Binh
P. 13
học nước ngoài; sau này nhiều người thành đạt, được phong học hàm Phó Giáo sư,
học vị Tiến sĩ, được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú;
nhiều người trở thành sỹ quan cao cấp trong Lực lượng vũ trang... Tuy nhiên, cũng
có nhiều học sinh của trường giai đoạn này phải rời mái trường thân yêu khi việc
học còn dang dở để lên đường đánh giặc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước; có những học sinh ra đi đúng vào lúc tổ chức thi tốt nghiệp, nhiều học sinh
đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân của mình cho đất nước,... (1)
Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong
niềm vui chung của cả nước, cán bộ, giáo viên và nhân viên trường có thêm niềm
vui riêng: Phân hiệu Trường Cấp III tách ra khỏi Trường Ba cấp Cẩm Bình, thành
Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Bình (nay là Trường THPT Cẩm Bình).
Giai đoạn 1975 - 1993, tuy nhà trường có những bước thăng trầm, biến động
lớn, do tác động của hoàn cảnh lịch sử đất nước, nhưng ở bất cứ thời kỳ nào, tập
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đều đoàn kết một lòng, cùng nhau vượt
lên mọi khó khăn, gian khổ, để đưa nhà trường vượt qua mọi thử thách gian nan
và tiếp tục phát triển. Tổ Toán - Vật lý - Kỹ thuật Công nghiệp tiếp tục giữ vững
danh hiệu Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa (từ năm 1972 đến năm 1988). Trong 18
năm học (từ năm học 1975 - 1976 đến 1992 - 1993), trường đã đào tạo 105 lớp với
4.270 học sinh tốt nghiệp văn hóa cấp III phổ thông. Sau khi tốt nghiệp có 296 học
sinh vào học tại các trường đại học trong cả nước; trong đó nhiều học sinh đậu vào
các trường đại học có điểm đầu vào cao, đủ điểm đi học ở nước ngoài. Nhiều giáo
viên giảng dạy ở Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Bình từ năm học 1975 - 1976 đến
1992 - 1993, đã được cấp trên điều động đến làm việc ở các cơ quan khác và được bố
trí giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy cơ quan, đoàn thể từ tỉnh đến Trung ương.
Do những tác động của xã hội, từ năm 1990 đến 1993, học sinh toàn trường
giảm mạnh, đến năm học 1992 - 1993 cả 3 khối chỉ còn 6 lớp, số học sinh ở mỗi lớp
chỉ còn trên dưới ba chục em, giáo viên giảm biên chế mạnh, trường đứng trước
nguy cơ giải thể, hoặc sáp nhập vào Trường Phổ thông cơ sở Cẩm Bình. “Trong
cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau”, nhiều tấm gương đảng viên, giáo viên
trường đã sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về mình, tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi
để nhường chỗ cho những giáo viên trẻ được ở lại; một số giáo viên không thuộc
diện yếu kém, nhưng tự nguyện xuống dạy các trường phổ thông cơ sở, giải quyết 50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
khó khăn và áp lực cho Chi bộ, Ban Giám hiệu và Công đoàn nhà trường tại các
cuộc họp xem xét người ở lại, người ra đi.
“Trong cái khó đã ló cái khôn”, cuộc họp liên tịch giữa Sở Giáo dục và Đào tạo
với UBND huyện Cẩm Xuyên và Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường vào đầu tháng
1. Chỉ tính riêng khóa 1971- 1974 có 52 học sinh, nhưng chỉ có 21 em dự thi tốt nghiệp (trong đó có
18 em đậu tốt nghiệp, 9 học sinh đậu đại học, có 3 em đủ điểm du học nước ngoài), còn 31 học sinh [13]
nghỉ học giữa chừng để lên đường thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam.