Page 25 - ND KY truong Cam Binh
P. 25

Dưới sự động viên thường xuyên của tổ chức Công đoàn, với tinh thần đồng
            cam cộng khổ, hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn, tình đồng nghiệp cao quý, tình
            nghĩa thầy trò thắm thiết, cùng với các đêm liên hoan văn nghệ, sinh hoạt câu lạc
            bộ,... do Công đoàn phối hợp với Đoàn trường tổ chức, đã làm cho tất cả cán bộ,
            giáo viên, nhân viên trường như được tiếp thêm sức mạnh, nguồn động viên tinh
            thần quý giá để vượt qua khó khăn, thiếu thốn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm
            vụ được giao. Nhiều đoàn viên đã được công nhận giáo viên giỏi tỉnh, Chiến sỹ
            thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, tiêu biểu là các thầy:
            Trần Hữu Tần, Đinh Văn Tố, Chu Thanh, Nguyễn Thiệu, Hồ Trọng Mai, Nguyễn
            Văn Châu,....

                Công đoàn Trường Cấp III Cẩm Bình - THPT Cẩm Bình trong thời kì đổi mới
                Bước vào thời kì đổi mới, cơ sở vật chất của nhà trường được Nhà nước đầu
            tư, quy mô nhà trường có lúc lên 56 lớp với 2.160 học sinh và 117 đoàn viên Công
            đoàn. Đây cũng là lúc đất nước đặt ra cho giáo dục những mục tiêu mới, đó là:
            Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy nhiên, đây cũng là
            giai đoạn thăng trầm của mái trường, do tác động biến cố chính trị: Liên Xô và các
            nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, cùng với những khó khăn của đời sống
            vật chất của Nhân dân những năm đầu đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới,
            học sinh đi học ít dần. Từ năm học 1987 - 1988, học sinh toàn trường giảm mạnh,
            đến năm học 1992 - 1993 cả 3 khối chỉ còn 6 lớp, số học sinh ở mỗi lớp chỉ còn trên
            dưới ba chục em. Một bài toán về giảm biên chế đặt ra cho nhà trường bấy giờ là
            không hề đơn giản.

                Tổ chức Công đoàn đã thực hiện tốt công tác tư tưởng, vận động một số giáo
            viên nghỉ hưu trước tuổi, một số chuyển đến dạy các trường phổ thông cơ sở,
            chuyển công tác. Đồng thời, tham mưu cho Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường lựa
            chọn đội ngũ giáo viên ở lại, đảm bảo khách quan, dân chủ, có năng lực chuyên
            môn tốt, tâm huyết, nhiệt tình trong thực hiện nhiệm vụ, có nhiều đóng góp cho
            trường. Tuy nhiên, bao cuộc bình xét xem ai thuộc diện dư thừa, vận động xuống
            dạy cấp dưới, ai vận động về hưu trước tuổi để đảm bảo chỉ tiêu biên chế cấp trên
            giao là một việc làm khó khăn, đầy áp lực.
                Trong khó khăn, gian khổ mới hiểu lòng nhau, nhiều đoàn viên mặc dù không
            trong diện giảm biên nhưng đã sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về mình, tự nguyện
            nghỉ  hưu  trước  tuổi,  xuống  dạy  các  trường  phổ  thông  cơ  sở  hay  đi  học  thêm,
            chuyển công tác khác để nhường chỗ cho những giáo viên trẻ được ở lại, như các         50 NĂM TRƯỜNG THPT CẨM BÌNH DẤU ẤN VÀ TỰ HÀO
            thầy, cô: Nguyễn Hữu Vinh, Hoàng Thị Cẩm Tú, Hồ Thị Hà, Nguyễn Thị Quý,
            Nguyễn Hữu Đàn, Trần Thị Liêm, Vũ Thị Thanh Tâm. Từ đó, tạo ra tâm lý thoải
            mái, vui vẻ giữa giáo viên ra đi và giáo viên ở lại, nhờ đó trường vẫn ổn định duy
            trì nền nếp dạy và học.
                Đây cũng là thời kì cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động nói chung,
            cũng như đội ngũ giáo viên chịu tác động tiêu cực của cơ chế giá - lương - tiền, làm
            cho đời sống hết sức khó khăn. Trước tình hình đó, một mặt Công đoàn động viên
            cán bộ, giáo viên vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; mặt         [25]
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30