Page 2 - NguyenTrungAnh-NhanThucVePhatTrien (Sua giong noi)
P. 2

NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ TRUNG TÂM,

                 XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ THEN CHỐT, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

                               LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI


                                                                               ThS. Nguyễn Trung Anh
                      Hội  nghị  lần  thứ  Tám  Ban  Chấp  hành  Trung  ương  Đảng  khóa  XI  họp  từ
               ngày 30 tháng 9 đến ngày 09 tháng 10 năm 2013 đã ban hành Nghị quyết mới về

               "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Nội dung Nghị quyết bao gồm
               mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp.

                      Về quan điểm, Đảng ta đã đề ra 6 quan điểm, trong đó có quan điểm: “Kết

               hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
               bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh

               thời đại để bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tối đa và khai thác
               mọi thuận lợi từ bên ngoài; nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây

               dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Kết
               hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với củng cố, tăng cường quốc

               phòng, an ninh, đối ngoại”.

                      Như vậy, để có sức mạnh nội lực, cần nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế
               là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần

               của xã hội. Nhận thức vấn đề này như thế nào trong tình hình mới?.

                      Thứ nhất: Phát triển kinh tế là trung tâm.

                      Chủ nghĩa Mác - Lê nin cho rằng giữa kinh tế và chính trị luôn có mối quan
               hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ

               bản nhất, trọng yếu nhất, chi phối các quan hệ khác trong đời sống xã hội. Mối
               quan hệ giữa kinh tế và chính trị quy định sự vận động, biến đổi xã hội. Một mặt,

               chính trị phụ thuộc vào kinh tế, sự chuyển biến về chính trị gắn liền với sự chuyển
               biến về chế độ kinh tế. Kinh tế mạnh mới bảo đảm cho nền chính trị ổn định, mặt

               khác chính trị tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh tế. Mối quan hệ biện chứng

               giữa kinh tế và chính trị còn thể hiện ở chỗ: chúng có thể phù hợp với nhau hoặc
               cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Nếu sự thống nhất, phù hợp giữa chúng tạo nên
               sự ổn định và phát triển xã hội thì sự không phù hợp giữa chúng tạo nên sự bất ổn

               định, sự trì trệ, thậm chí còn là sự rối loạn xã hội.









                 Giảng viên Khoa Dân vận và Công tác Xã hội, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh
   1   2   3   4   5