Page 138 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 138

sự phát triển khởi sắc, cùng với quân dân cả nước tiến vào thế kỷ 21- thế kỷ của xã
                  hội hòa nhập, thịnh vượng; một xã Liên Chung với một tâm thế mới, đạt chuẩn xã
                  Nông thôn mới nâng cao./.



                                              LIÊN SƠN ĐỔI MỚI VÀ  ĐI LÊN

                                                                         Ban Chấp hành Đảng bộ xã Liên Sơn

                        Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Liên Sơn thuộc Tổng Mục Sơn, sau năm
                  1945 đến trước năm 1954 là một bộ phận của xã Cương Lập (nay là thị trấn Cao

                  Thượng), cuối năm 1954 tách ra thành xã Liên Sơn như hiện nay và chi bộ xã cũng
                  được thành lập từ đây, đến đầu năm 1960, Đảng bộ xã Liên Sơn được thành lập với
                  75 đảng viên. Quá trình phát triển của Liên Sơn gắn liền với sự phát triển của huyện
                  Tân Yên. Là xã miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Tân Yên, các trung tâm huyện

                                                                           2
                  3,5 km, Liên Sơn có diện tích tự nhiên là 7,67 km , dân số hiện nay 6.272 nhân khẩu
                  với 1.713 hộ gia đình, toàn xã có 7 thôn. Đảng bộ xã hiện có 262 đảng viên, sinh hoạt
                  ở 13 chi bộ, trong đó có 7 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm Y tế, 1
                  chi bộ HTX dịch vụ Điện và 01 chi bộ Công an xã. Nhân dân luôn tin tưởng vào sự

                  lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền, chấp hành tốt mọi chủ
                  trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa
                  phương.

                        Về văn hóa tín ngưỡng: Hầu hết các thôn, làng trên địa bàn xã đều có cơ sở tín
                  ngưỡng, thờ tự như Đình, Chùa, Nghè, Miếu, Đền, Điếm, Am… trong đó có 3 di tích

                  được công nhận là di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh là Đình Nẻo, Chùa Dương Sơn và
                  Đình làng Sặt tiêu biểu có Đình Nẻo thuộc thôn Chung là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, ký
                  thỏa hiệp hòa hoãn đình chiến lần thứ 2 ngày 17/4/1901 giữa thực dân Pháp và nghĩa
                  quân Yên Thế, các cơ sở thờ tự khác đều gắn với những sự tích, sự kiện lịch sử, văn

                  hóa như Đình làng Sặt là một địa điểm  có nhiều sự kiện gắn với phong trào khởi
                  nghĩa Yên Thế, được các thủ lĩnh Yên Thế (Đề Hả, Đề Sặt, Đề Thám) dùng làm nơi
                  hội  quân  bàn  kế  chống  lại  Thực  dân  Pháp;  Nghè  Chiềng  là  nơi  thờ  cúng  Tiến  sỹ
                  Phùng Trạm năm 32 tuổi ông đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Giáp Tuất

                  niên hiệu Sung Khang 7 (1574) đời Mạc Mậu Hợp làm quan đến chức Tự Khanh;
                  Dương  Sơn  hội  quán  “Điếm  Dương  Sơn”  là  nơi  mọi  người  tụ  họp  bình  văn,  kể
                  chuyện nói khoác…









                                                                137
   133   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143