Page 154 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 154

Nham cùng với đình làng Mỗ, đình làng Chè là 03 ngôi đình lớn của xã, nhưng đáng
                  tiếc do chiến tranh tàn phá nên những ngôi đình này đều bị phá hỏng. Ngày nay nhân
                  dân đã khôi phục, tôn tạo lại. Ngoài đình, đền các làng Nham, Mỗ, Chè, Hương, Tam
                  Hà… của xã cũng có nhiều ngôi chùa xuất hiện từ rất sớm. Theo truyền thuyết, các

                  ngôi chùa này được xây dựng từ thời nhà Lý, Trần và nhà Nguyễn. Các ngôi chùa này
                  có quy mô nhỏ, song đều chứa đựng nét kiến trúc nổi bật thể hiện trí tuệ và tâm hồn
                  của người dân với những nét điêu khắc tinh xảo, thể hiện bàn tay tài hoa và khối óc
                  thông minh của người dân Ngọc Thiện. Hiện nay, toàn xã có 6 Di tích lịch sử - văn
                  hóa được xếp hạng cấp tỉnh: Đình, chùa Tam Hà; đình, chùa Mỗ; chùa Ngọc Nham;
                  đền thờ ông Nguyễn Văn Liễu.

























                                                       Đền thờ ông Nguyễn Văn Liễu

                         Ngọc Thiện là nơi sớm được truyền đạo Thiên Chúa từ trước khi quân Pháp
                  đánh chiếm Bắc Ninh. Cùng với hoạt động của các nhà truyền giáo, thì nhiều giáo dân
                  từ nơi khác đến đây vào năm 1885-1886 và các giai đoạn sau. Hiện nay toàn xã có 85
                  hộ công giáo với 382 giáo dân (chiếm 2,4% dân số toàn xã), sống tập trung ở các
                  thôn: Bỉ, Nội, Ngọc Lĩnh, Ngọc Sơn, Thọ Điền, thuộc 5 họ đạo và sinh hoạt ở 4 nhà
                  thờ: Bỉ, Nội, Ngọc Lĩnh, Ngọc Sơn. Đáng chú ý là nhà thờ Bỉ được xây dựng vào đầu
                  thế kỷ XX, ngày nay nhà thờ luôn có linh mục sinh sống và hành đạo. Ở Ngọc Thiện,
                  đình, chùa cùng với nhà thờ không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn
                  giáo, mà còn thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất giàu truyền thống văn vật.

                         Nhìn vào cơ cấu kinh tế của Ngọc Thiện cho thấy, kinh tế nông nghiệp là chủ
                  yếu, trong đó cây lúa là cây lương thực chính (chiếm phần lớn diện tích các loại cây
                  lương thực), bên cạnh các cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn trồng trên đất bãi
                  hoặc trồng vụ đông. Đã có một thời kỳ, một số cây trồng có giá trị như lạc, đậu tương,
                  bạc hà, thuốc lá ... cũng được gieo trồng tại nơi đây. So với một số nơi khác, bình
                  quân ruộng đất trên mỗi nhân khẩu của Ngọc Thiện khá thấp. Do vậy, phương thức sử
                  dụng đất đai hiệu quả là tăng hệ số sử dụng đất bằng cách thâm canh, tăng vụ, áp
                  dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.



                                                                153
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159