Page 184 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 184
sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 220,5 tỷ đồng; tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng đạt 227,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 180 triệu đồng, phấn
đấu có 10 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thu hút ít nhất 01 công ty có quy
mô từ 500 lao động trở lên, 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm, xuất khẩu
lao động tăng 1,2 lần; 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 77% số thôn đạt
“Khu dân cư văn hóa”, 85% tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo từ 0,5 đến
1% hàng năm; 100% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh, giữ vững xã đạt chuẩn nông
thôn mới, hoàn thành từ 5-7 tiêu chí nâng cao, từ 1-2 thôn đạt nông thôn mới kiểu
mẫu. Từ 15-20% số chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng bộ đạt Đảng bộ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở lên. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được
công nhận là đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.
Cùng chung chặng đường 65 năm phấn đấu và trưởng thành của huyện Tân
Yên, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Song Vân sẽ đoàn kết một
lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội của đơn vị, đóng góp vào thành tích chung của huyện
để xây dựng quê hương Tân Yên ngày càng giàu đẹp.
TÂN TRUNG- VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Trung
Trước năm 1945, vùng đất Tân Trung gồm gồm Thế Lộc và Yên Lễ, thuộc
miền hạ phủ Yên Thế, từ năm 1946 Tổng Yên Lễ được đổi tên là xã Tân Trung,
huyện Yên Thế; tháng 10/1954, Tân Trung tách ra thành hai xã (Tân Trung và Tân
Cầu); tháng 11/1957, huyện Yên Thế được tách ra làm hai huyện (Yên Thế và Tân
Yên). Xã Tân Trung thuộc huyện Tân Yên, ngày 05/8/1978, hai xã (Tân Trung và Tân
Cầu) sáp nhập lại thành xã Tân Trung- huyện Tân Yên như hiện nay.
Là xã miền núi, cách trung tâm huyện 7 km về phía bắc của huyện Tân Yên Tân
Trung có diện tích tự nhiên là 1007,35ha, dân số hiện nay, 8.888 nhân khẩu với 2.350
hộ gia đình, trong đó: 1.250 nhân khẩu và trên 200 hộ gia đình theo Đạo thiên chúa,
toàn xã có 18 thôn. Đảng bộ xã hiện có 355 đảng viên, sinh hoạt ở 22 chi bộ, trong đó
có 18 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ trường học và 1 chi bộ Công an xã. Nhân dân luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền, luôn chấp
hành tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy
định của địa phương.
Tân Trung là nơi giàu truyền thống văn hóa lịch sử và cách mạng, trước cách
mạng tháng Tám năm 1945, trên vùng đất này vô cùng sôi động, điển hình trong các
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp là Lương Văn Nắm, ông được sinh ra và
lớn lên tại xã Tân Trung. Ngày 16/3/1884, tại Đình Hả (nay là khu di tích cấp Quốc
gia đặc biệt) Thủ lĩnh Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) cùng nghĩa binh Yên Thế làm
lễ tế Thần, dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài ngót 30 năm.
Từ nhỏ, ông đã có bản lĩnh và khí phách hơn người, có tấm lòng trượng nghĩa, yêu
183