Page 20 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 20

triển phải mang tầm dài hạn, đề cao tính bền vững, chú trọng làm tốt công tác quy
                  hoạch, đảm bảo tính đồng bộ, bám sát định hướng phát triển của tỉnh.

                         Ngoài việc quan tâm tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.  Trong
                  những năm qua, xác định được lợi thế của Tân Yên trong sản xuất nông nghiệp, huyện
                  đã thực hiện quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương phù

                  hợp với tiềm năng, lợi thế từng địa bàn; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ
                  thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Tân Yên đẩy mạnh
                  phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn
                  với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Tân Yên là bức tranh sáng màu

                  đã hình thành và duy trì sản xuất 24 cánh đồng mẫu lớn; 78 vùng sản xuất tập trung;
                  có trên 400 trang trại chăn nuôi theo quy trình VietGAP được công nhận, với hơn
                  10% sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết; Diện tích cây ăn quả của huyện trên
                  3.525ha (sản xuất tập trung theo hướng VietGAP 1.500ha), với các loại chủ lực như:

                  thương  hiệu  “Vải  sớm  Tân  Yên”  xuất  khẩu  sang thị  trường Nhật  Bản;  bưởi, nhãn
                  muộn, vú sữa, ổi… cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/ha/năm,…

                         Huyện đang tập trung, quan tâm ưu tiên nguồn lực, có cơ chế chính sách xây
                  dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao như: hỗ trợ thí điểm theo đặc thù của từng dự
                  án về nông nghiệp công nghệ cao; thực hiện khu dân cư sinh thái nhà vườn (khoảng

                  190ha) ở 3 xã Việt Lập, Liên Chung, Quế Nham. Có chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư
                  thực hiện nghĩa trang An Lạc Viên (đã quy hoạch khoảng 40ha ở xã Liên Sơn); đầu tư
                  xây  dựng  bến  thủy  nội  địa  tại  xã  Hợp  Đức,  bến  cảng  tại  thôn  Bến,  xã  Quế
                  Nham….Tân Yên chủ động xây dựng cơ chế thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

                  chú ý phát triển chuỗi liên kết trong tiêu thụ chế biến nông sản; chú trọng xây dựng sản
                  phẩm thế mạnh, mang đặc trưng của địa phương. Mặt khác, huyện xây dựng các vùng
                  nguyên liệu trọng điểm để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thu nhập
                  cao và tiến tới nông nghiệp hiệu quả cao. Xây dựng NTM nâng cao hướng tới mục tiêu

                  phải thực chất, thực sự là vùng quê đáng sống. Để thực hiện được, huyện xác định phải
                  phát huy lợi thế, học tập kinh nghiệm các địa phương khác, không ngừng đổi mới tư
                  duy dám nghĩ, dám làm, thể hiện khát vọng vươn lên; khát vọng này phải được truyền
                  đạt tới tất cả người dân của huyện để tạo sự đồng thuận, đồng lòng ủng hộ của người

                  dân vì sự phát triển chung.

                         Công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm chỉ đạo theo hướng chủ động, đáp
                  ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, đảm bảo cơ cấu hợp lý, nhất là cơ cấu trẻ; tuyển
                  dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ năng lực, chất lượng, kiên quyết xử lý,
                  thay thế cán bộ không có năng lực, gây sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân. Tiếp tục

                  quan tâm phát triển đồng bộ cả về văn hóa, xã hội tạo sự phát triển bền vững. Đảm
                  bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư,


                                                                 19
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25