Page 53 - Tan Yen 65 nam xay dung va khat vong phat trien
P. 53
tối thiểu 3,5m đảm bảo phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Đường trục thôn với tổng chiều dài 538,07km toàn huyện đã thực hiện cứng
hoá được 538,07/538,07km đạt 100%; các tuyến đường thôn chủ yếu là đường giao
thông nông thôn loại A đảm bảo nền đường rộng tối thiểu 4m, mặt đường rộng tối
thiểu 3,5m, đảm bảo phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Đường ngõ, xóm với tổng chiều dài 420,99km toàn huyện đã thực hiện cứng
hoá được 403,44/420,99km, đạt 95,83%; các tuyến đường trục thôn chủ yếu đảm bảo
nền đường rộng tối thiểu 4,0m, mặt đường rộng tối thiểu 2,5 m; các tuyến đã đảm bảo
thoát nước không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa,
phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
Đường trục chính nội đồng với chiều dài 417,23km; đã cứng hóa được 124,37
km, đạt 29,81%; các tuyến đường trục chính nội đồng còn lại mặt đường đã lu lèn đất
cấp III trở lên đảm bảo cho xe cơ giới vận chuyển hàng hoá thuận tiện.
Đường đô thị tại khu vực thị trấn Nhã Nam và thị trấn Cao Thượng có tổng
chiều dài 104,61km. Các tuyến đường trong thị trấn cơ bản đạt đường giao thông
nông thôn loại A với chiều rộng tối thiểu là 5m. Các tuyến đường đều được nhựa hoá
hoặc bê tông hoá đảm bảo phương tiện giao thông đi lại thuận tiện quanh năm, đáp
ứng nhu cầu của thị trấn.
Giao thông đường thủy nội địa có sông Thương chảy qua với chiều dài 20 km
(qua các xã Phúc Hòa, Hợp Đức, Liên Chung, Quế Nham, Việt Lập), sông có luồng
lạch tương đối ổn định, thuận lợi cho vận tải; số lượng bến khách ngang sông có 02
bến tại xã Liên Chung, đảm bảo các điều kiện về an toàn. Loại phương tiện đò ngang
hiện có chủ yếu là vỏ thép; có đăng kiểm đủ điều kiện an toàn hoạt động, người điều
khiển phương tiện đều có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn. Các bến thủy nội địa
nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Bắc Giang.
Bến hàng hoá (bãi vật liệu xây dựng): đều đảm bảo các điều kiện về an toàn và được
cấp phép hoạt động theo quy định.
Nhằm đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông, tăng cường tính kết nối, tạo động
lực cho phát triển huyện; trong phương án phát triển huyện Tân Yên đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, huyện Tân Yên đã xác định phát triển hạ tầng giao thông
được đặt trong bối cảnh, vị trí vai trò của huyện trong tỉnh, vùng kinh tế Bắc bộ. Tân
Yên nằm liền kề và có hệ thống giao thông đối ngoại kết nối với các đô thị lớn của
tỉnh (gồm: Đô thị Việt Yên, đô thị Hiệp Hòa, Thành phố Bắc Giang, huyện Lạng
Giang, ngoài ra còn tiếp giáp trực tiếp với tỉnh Thái Nguyên khu vực có KCN
Samsung), đây là các địa phương có tốc độ phát triển mạnh về đô thị, dịch vụ thương
mại và công nghiệp - xây dựng. Với vị trí và tiềm năng sẵn có, huyện Tân Yên sẽ tìm
52