Page 5 - Thiết kế bài giảng E-learning
P. 5
5
Việc tiến hành số hóa bài giảng từ quay video, biên tập, ghi âm, hoặc chỉnh
sửa video, file âm thanh,… nhờ vào hỗ trợ từ một phần mềm thích hợp được
đảm bảo tốt. Số hóa và đồng bộ bài giảng điện tử được thực hiện tốt, từ đó
giúp quá trình giảng dạy đạt được kết quả cao hơn như yêu cầu.
Bước 5: Chạy thử, điều chỉnh và kết thv́c quy trình
Sau khi xây dựng xong giáo án E-learning, việc tiếp theo và cũng là cuối
cùng trước khi kết thúc quy trình là việc cho hoạt động thử, đưa ra những thay
đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Trong quá trình chạy thử, cần chú ý đánh
giá một cách chi tiết, rà soát các lỗi phát sinh đầy đủ và rõ ràng để kịp thời điều
chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng của giáo án E-learning.
Một số kinh nghiệm khi thiết kế gib́o b́n E-learning
Để giúp các giáo viên có thể xây dựng bài giảng E-learning đúng cấu trúc
với các nội dung cơ bản cần có, đặc biệt là trong thời gian cả ngành Giáo dục
đang hưởng ứng cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử năm 2021, Thương tôi xin
chia sẻ đến các giáo viên về cấu trúc chung của một bài giảng E-learning cơ
bản, bao gồm:
Slide 1: Giới thiệu bài giảng
Slide 2: Kiểm tra kiến thức, dẫn dắt bài học
Slide 3: Xây dựng video dẫn dắt giới thiệu bài mới
Slide 4: Định hướng bài học
Slide 5,6,7,8,9,10...: Nội dung chính của bài giảng
Slide 11: Bài tập tương tác
Slide 12: Tổng kết
Slide 13: Kết thúc bài giảng
Slide 14: Tài liệu tham khảo
Sau khi đã hoàn thành bài giảng, các giáo viên sẽ có nhiệm vụ tổng kết lại
toàn bộ những kiến thức đã học một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Ở đây, các giáo
viên có thể sử dụng bằng sơ đồ tư duy hoặc đơn giản chỉ là tổng kết gạch đầu
dòng những kiến thức cần nhớ.