Page 134 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 134

bị, đổi mới, nâng cao công nghệ để sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường

                  nội địa và xuất khẩu, năng suất được cải thiện, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu,

                  giảm lượng tiêu thụ điện năng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và đặc biệt
                  là chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm mới. Nhờ
                  vậy tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh

                  và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

                        Một số sản phẩm của các doanh nghiệp như: Công ty CP công nghiệp

                  gỗ Trường Sơn, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, Công ty TNHH Xuyên Bình,

                  Công ty TNHH Quang Thành Thắng, Công ty TNHH SX thương mại XNK lâm
                  sản Hải Oanh, Công ty CP lâm sản Lang Chánh, Công ty TNHH Công nghiệp
                  gỗ Thanh Hoa, Công ty TNHH SX&TM Vạn Xuân, Công ty TNHH Bamboo

                  VN, Công ty TNHH Nội thất Gia Phú Thịnh, Công ty TNHH SX&TM Bamboo

                  Vina, Công ty TNHH lâm sản Đại Phát,…đã nâng cao chất lượng, giảm giá
                  thành, cải thiện mẫu mã sản phẩm và nâng cao thương hiệu sản phẩm… đáp
                  ứng đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường các nước như: Mỹ, một số nước

                  Châu Âu, Ấn độ, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.


                        Từ những kết quả đạt được nêu trên, đã có thể khẳng định việc Chương
                  trình khuyến công tập trung hỗ trợ cho một số nhóm sản phẩm có thế mạnh trên

                  địa bàn tỉnh là cách làm rất hiệu quả và đang đi đúng và trúng, kịp thời giúp các
                  cơ sở CNNT mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản

                  xuất kinh doanh.

                        1.2. Những khó khăn cần tháo gỡ


                        Kết quả triển khai đề án KCQG điểm đã đem lại những kết quả tích cực
                  đến phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn gặp

                  một số khó khăn, tồn tại như:

                        - Các cơ sở CNNT trong lĩnh vực chế biến lâm sản chủ yếu là nhỏ lẻ, hoạt

                  động manh mún, nguồn vốn hạn hẹp, máy móc thiết bị lạc hậu hoặc có đổi mới
                  nhưng chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ chưa chủ động được nhất là xuất khẩu.

                  Đây cũng chính là đối tượng mà công tác khuyến công trong thời gian qua đã
                  chú trọng tiếp cận hỗ trợ và cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.


                        - Chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở CNNT này còn thấp và thiếu,
                  kể cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, lao động phổ thông trình độ tay nghề







                                                            133
   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139