Page 165 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 165
đoạn 2022 - 2025, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu
khu vực đạt khoảng 31%/năm, quy mô ước đạt 49 tỷ USD vào năm 2025. Theo
điều tra do Cục TMĐT và KTS thực hiện với đối tượng người tiêu dùng, 78%
người dùng Internet tại Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến (tương đương
khoảng 57 triệu người) vào năm 2022. Trong đó, phương tiện chính người tiêu
dùng sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động (91% người tiêu
dùng thường sử dụng để đặt hàng trực tuyến). Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán
bằng tiền mặt khi nhận hàng vẫn còn tương đối cao (khoảng 70% năm 2022),
tuy nhiên đang có xu hướng giảm đều qua từng năm. Khoảng 67% người tiêu
dùng tại Việt Nam mua trên 10 sản phẩm/dịch vụ bằng phương thức trực tuyến
trong năm, với khoảng 76% người tiêu dùng mua sắm trực tuyến với giá trị trên
2 triệu đồng trong năm. Trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
cũng ngày càng được cải thiện với khoảng 67% người tiêu dùng đánh giá hài
lòng hoặc rất hài lòng khi tham gia mua sắm trực tuyến. Người tiêu dùng vẫn
chủ yếu quan tâm sử dụng.
Trong thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP,
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (nay là Cục Thương mại điện
tử và Kinh tế số - TMĐT&KTS) được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt
kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trên
toàn quốc ứng dụng TMĐT vào sản xuất kinh doanh, giới thiệu sản phẩm trên
môi trường mạng, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cục
TMĐT&KTS giao cho Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (ECOMVIET)
tổ chức triển khai các nhiệm vụ trên.
Cụ thể, trong giai đoạn từ 2012-2023, đã tổ chức hỗ trợ các đơn vị, tổ
chức theo chương trình Khuyến công quốc gia và đạt được những hiệu quả
thiết thực:
Định kỳ 1 năm tổ chức 02 buổi hội nghị tập huấn cho đối tượng là quản lý
nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn các Tỉnh thành nội dung về các văn bản
quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý về TMĐT, các giải pháp, ứng dụng cập
nhật tại Việt Nam và trên thế giới. Các hội nghị đã thu hút các đại biểu là cán
bộ quản lý nhà nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp nói chung và các cơ sở
công nghiệp nông thôn nói riêng trên địa bàn các tỉnh thành phố trên cả nước.
Chất lượng của hội nghị đạt được kết quả tốt trên các phương diện (nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập, công tác tổ chức) và đã
đạt được mục tiêu mà hội nghị tập huấn đề ra. Các đại biểu đã được trang bị các
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và trao đổi thông tin từ thực tiễn công việc của
mình giúp doanh nghiệp có ý thức xây dựng một nền tảng vững chắc về TMĐT,
164