Page 43 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 43

doanh nghiệp, cơ sở tiếp cận. Tạo điều kiện để các cơ sở đầu tư ổn định sản

                  xuất mở rộng thị trường tiêu thụ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

                        Cùng với những tham mưu, đề xuất các nội dung thực hiện của Chương

                  trình khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương của các Ngành liên quan;

                  mạng lưới cộng tác viên khuyến công được thành lập ở hầu hết các xã, phường,
                  thị trấn; việc thường xuyên tiếp cận cơ sở CNNT nắm bắt thông tin hỗ trợ kịp
                  thời, đã góp phần thành công của Chương trình khuyến công giai đoạn 2012-

                  2022. Đối với các nội dung của Đề án Khuyến công có sự tham gia ý kiến của

                  Sở Tài chính xét duyệt cùng với Hội đồng của Sở Công Thương, trước khi trình
                  UBND tỉnh phê duyệt danh mục hỗ trợ.


                        Thông qua Chương trình khuyến công, các cơ sở CNNT, đặc biệt là các cơ
                  sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề truyền thống

                  đã có sự chuyển biến đáng kể về đổi mới công nghệ, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng
                  máy móc, thiết bị vào sản xuất,  nâng cao được chất lượng sản phẩm và tăng

                  hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhiều cơ sở CNNT đã mở rộng được thị trường
                  tiêu thụ nội địa, tham gia vào thị trường xuất khẩu. Trình độ năng lực quản lý

                  sản xuất kinh doanh được cải thiện cũng như thương hiệu sản phẩm ngày càng
                  được chú trọng, quan tâm hơn.


                        Ngành Công Thương tích cực phối hợp tốt vói các ngành liên quan thực
                  hiện phong phú các nội dung tuyên truyền chính sách khuyến công và các

                  nội dung liên quan, phát triển lực lượng cộng tác viên khuyến công ở các địa
                  phương. Thông qua đó, đã lan tỏa thông tin hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển sản

                  xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

                        4.2. Tồn tại, hạn chế:


                        - Số lượng cơ sở CNNT của tỉnh An Giang (doanh nghiệp dưới 10 lao
                  động chiếm 84,49% số doanh nghiệp của tỉnh) phần lớn có quy mô nhỏ và siêu

                  nhỏ. Các cơ sở CNNT chậm đổi mới, cải tiến công nghệ chế biến sâu, nâng cao
                  chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh chưa cao. Các sản phẩm sản xuất chủ

                  yếu của từng cơ sở đơn lẻ, chưa tổ chức sản xuất quy mô theo chuỗi giá trị sản
                  phẩm. Một số ngành nghề CNNT thị trường tiêu thụ còn nhỏ, lẻ chưa phát triển

                  bền vững nên cơ sở/doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ
                  mới vào sản xuất; Thị trường công nghệ luôn thay đổi các đề án khuyến công

                  phải điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với thực tế, chi phí thay đổi so với danh
                  mục đăng ký. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của cơ sở/doanh nghiệp còn hạn



                                                             42
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48