Page 90 - Tai lieu Khuyen cong (13-12)
P. 90

khác của Thành phố (Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ

                  phát triển làng nghề, Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

                  Nam thành phố Hà Nội, chương trình hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã thành
                  phố Hà Nội...), góp phần nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và
                  CNNT. Đóng góp tích cực, quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu

                  thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho, tăng trưởng sản xuất, mở rộng xuất

                  khẩu tạo thêm việc làm mới cho lao động nông thôn, nhiều cơ sở sản xuất sau
                  một giai đoạn hoạt động đã phát triển từ quy mô siêu nhỏ thành quy mô nhỏ và
                  vừa, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2012-2022

                  tăng trưởng bình quân đạt trên 6-8%/năm, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ

                  cấu kinh tế ngoại thành theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tạo
                  việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.


                        Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện công tác
                  khuyến công, Sở Công Thương Hà Nội cũng gặp một số khó khăn cần tháo gỡ:
                  (1) Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 20/5/2012 của Chính phủ về khuyến

                  công ban hành đã lâu (từ năm 2012) nên một số quy định đã bất cập so với thực

                  tiễn triển khai; (2) Việc triển khai công tác khuyến công xuống các địa bàn cấp
                  xã, cấp huyện còn gặp nhiều khó khăn về địa lý, phương tiện đi lại và nguồn
                  nhân lực; (3) Cơ chế chính sách chế độ cho chương trình còn chưa cao, chưa

                  đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và các cơ sở CNNT; (4) Một số cơ

                  sở sản xuất năng lực còn hạn chế, năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, năng
                  suất chất lượng, chuyển đổi số, kết nối giao thương, cải tiến mẫu mã, bao bì sản
                  phẩm của các cơ sở CNNT chưa cao, vòng đời sản phẩm chậm thay đổi, thông

                  tin về nhu cầu thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn hạn chế nên việc

                  hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn; (5) Tổ chức bộ máy Trung tâm
                  khuyến công các tỉnh, thành phố chưa thống nhất (nhiều địa phương sáp nhật
                  nhiều trung tâm khác vào) nên số lượng cán bộ làm công các khuyến công rất

                  ít, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ; (6) Một số cơ sở năng lực tài

                  chính yếu, kinh phí hỗ trợ chưa cao, nhiều cơ sở chưa mạnh dạn tham gia các
                  nội dung hoạt động khuyến công.


                        2. Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Công Thương đã rút ra
                  một số kinh nghiệm sau:


                        Một là, việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, nhiệm vụ chương
                  trình khuyến công phải được phân công, phân cấp cụ thể cho các cơ quan, đơn





                                                             89
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95