Page 62 - Tai lieu Khuyen cong OK (13-12)
P. 62
- Chương trình bình chọn sản phẩm CNNT cấp tỉnh, đã tổ chức 6 cuộc
bình chọn có 111 sản phẩm được bình chọn sản phẩm CNNT cấp tỉnh, kinh phí
hỗ trợ là 320 triệu đồng.
2. Những khó khăn cần tháo gỡ
- Nguồn kinh phí KCQG và KCĐP còn hạn chế chưa thu hút được các
doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thay
đổi công nghệ;
- Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT của Bắc Ninh khá nhiều,
tuy nhiên phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn tài chính hạn chế
do đó nên đầu tư cầm chừng ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai kế hoạch
khuyến công.
- Công tác quản lý nhà nước về công tác khuyến công chưa được đồng
bộ, chưa có hệ thống cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện dẫn đến việc
lựa chọn các đề án khuyến công tại các địa phương khi xây dựng đề án còn gặp
nhiều khó khăn.
3. Kinh nghiệm thực hiện
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền
- Đẩy mạnh việc rà soát, xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các
văn bản về hoạt động khuyến công thống nhất, kịp thời từ trung ương đến địa
phương.
- Tăng cường nội dung công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến đến các
chủ cơ sở CNNT kiến thức về hoạt động khuyến công như: Duy trì thời lượng
phát sóng, cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các
trang mạng xã hội và các trang chuyên đề về hoạt động và kết quả của hoạt
động khuyến công, nhằm phổ biến, truyền tải kịp thời, đầy đủ về cơ chế, chính
sách hoạt động khuyến công.
Thứ hai: Đẩy mạnh triển khai các nội dung hoạt động khuyến công
Tăng cường tư vấn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các cơ sở CNNT trong
quá trình lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, triển khai đầu tư sản xuất; lựa chọn,
tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công sát với thực tế và hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch khuyến công từ cơ sở cần bám sát vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm và từng giai đoạn để triển khai
thực hiện đúng tiến độ, mục đích và đạt hiệu quả cao; chú trọng đối tượng thụ
61