Page 88 - Tai lieu Khuyen cong OK (13-12)
P. 88
KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC KHUYẾN CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, khoa học công
nghệ, là một trong hai đầu tầu kinh tế lớn của đất nước, là trung tâm của vùng
Đồng bằng sông Hồng, đóng vai trò là đầu tàu hầu hết trên các lĩnh vực, chiếm
16,2% GRDP của cả nước. Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề trong
đó 308 làng nghề được công nhận là Làng nghề truyền thống. Lĩnh vực công
nghiệp nông thôn (CNNT) chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế
của Thủ đô. Do vậy, phát triển CNNT không những thúc đẩy phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn Thành phố nói chung mà còn tạo ra nhiều việc làm, tăng thu
nhập của người dân.
1. Trong 10 năm tổ chức triển khai thực hiện, Sở Công Thương đã đạt
được một số kết quả nổi bật sau:
Trên cơ sở mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến công hàng
năm và từng giai đoạn, UBND Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức kinh tế - chính trị xã
hội liên quan tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề để phổ biến,
quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình. Công tác khuyến công luôn
bám sát mục tiêu, kế hoạch, chương trình khuyến công đã được ban hành, các
nội dung hoạt động khuyến công cụ thể, rõ ràng, phù hợp với nhu cầu, khả năng
tiếp cận của doanh nghiệp, cơ sở CNNT được đánh giá có hiệu quả cao trong
giai đoạn, một số kết quả tiêu biểu giai đoạn 2012-2022: (1) Đào tạo nghề,
truyền nghề, nhân cấy nghề: tổ chức 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề
cho gần 22.000 lao động nông thôn, 16 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 800
lao động tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm liên kết vùng nguyên liệu và mở
rộng thị trường sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đưa các nghề truyền
thống của Hà Nội đến các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện
Biên, Bắc Kạn...; (2) Xây dựng mô hình trình diễn, đầu tư đổi mới thiết bị, ứng
dụng máy móc tiên tiến, hiện đại vào sản xuất cho 110 lượt cơ sở CNNT, Hỗ trợ
đánh giá sản xuất sạch hơn cho 260 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp công nghiệp;
(3) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn: tổ
chức 137 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, thiết
87