Page 233 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 233
Bắt lỗi trong lời nói của người mời rượu
Khi người khác mời rượu bạn, họ sẽ lấy lí do này hoặc lí do khác,
những lí do này có lúc không chính đáng. Đặc biệt là với một số người
mời rượu không khéo, trong lời nói của họ luôn có kẽ hở. Nắm được
và phân tích những kẽ hở này sẽ chứng minh bạn không cần phải
uống ly rượu họ mời, hoặc người uống nên là người khác. Việc bắt lỗi
trong lời nói của người mời rượu sẽ khiến đối phương từ bỏ ý định
uống rượu với “đối tượng khó đối phó”.
Trong một buổi họp mặt, có người đã mời rượu anh Cường: “Anh
Cường, trong buổi tiệc này chỉ có hai chúng ta mang họ Lê, 500 năm
trước có lẽ chúng ta là người một nhà, xem ra chúng ta rất có duyên,
ly rượu này nhất định phải uống cạn!” Lúc này, anh Cường liền bắt
lỗi về lời nói của người mời rượu: “Tôi rất muốn uống ly rượu này
với anh, nhưng thật xin lỗi, có lẽ anh đã nhầm, tôi họ Trịnh chứ
không phải họ Lê, nên tôi không biết 500 năm trước liệu chúng ta có
phải người một nhà không, tôi không nên uống ly rượu này của anh”.
Như vậy là anh Cường không phải uống rượu, người mời cũng không
còn lí do gì để ép anh nữa.
Một số kĩ năng tiệc tùng rất quan trọng trong giao tiếp, chỉ cần
nắm được những kĩ năng này, bạn sẽ có thể đạt được thành công
mong muốn.
Phát huy tài ăn nói khi tiếp khách
Trong xã hội ngày nay, mở tiệc đãi khách đã trở thành một cách
giao tiếp hiệu quả. Khi chúng ta tổ chức hoặc tham gia một bữa tiệc
quan trọng, cần phải khéo léo sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với
khách.
Sau khi các khách mời đã đến tham gia bữa tiệc, bạn nên giới
thiệu tên, địa vị, công việc của các khách mời, chỉ cần nói đơn giản,
không nên quá khoa trương. Sau khi các khách mời đã ngồi xuống,
không nên chỉ nói chuyện với một người mà phải hài hòa điều chỉnh
quan hệ giữa tất cả mọi người, không nên lạnh nhạt với bất kì ai,
cũng không nên tỏ ra quá nhiệt tình với ai đó. Khi bữa tiệc kết thúc,
mọi người ra về, nên tiễn ra cửa, vẫy tay chào tạm biệt và nói: “Cảm