Page 100 - BG LSKT
P. 100
ra sự liên tục giữa những thứ đã có, những thứ đang có, và những thứ sẽ có. Louis Kahn chính
là một trong những trường hợp như thế.
3. Một số công trình tiêu biểu
a. Yale University Art gallery – Tòa nhà trưng bày nghệ thuật Đại học Yale, New Haven,
Connecticut, Mỹ.
Trần bê tông thô mộc với mạng lưới tam giác gây ấn tượng tạo hình
Một trong những sinh viên thường lui tới công trình đánh giá : vẻ đẹp của công trình không
xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên mà chỉ xuất hiện sau thời gian ở trong đó.
Louis Kahn gia nhập khoa Kiến trúc, đại học Yale vào năm 1947. Trưởng khoa là kiến trúc
sư chuyên thiết kế nhà cao tầng George Howe cùng những KTS hiện đại nổi tiếng như Kahn,
Philip Johnson và Josef Albers làm giảng viên.
Những năm sau chiến tranh, trường Yale đã có xu hướng từ bỏ phong cách Beaux- Art và
hướng tới tiên phong trong thiết kế hiện đại. Vì vậy, khi hợp nhất các khoa nghệ thuật, kiến
trúc và lịch sử nghệ thuật của trường đại học trong một tòa nhà mới, một cấu trúc hiện đại là
lựa chọn khách quan. Hoàn thành vào năm 1953, Tòa nhà Yale University Art Gallery của Louis
Kahn gồm phòng trưng bày, lớp học và không gian văn phòng linh hoạt cho sự thay đổi của
trường.
Với bề ngoài đơn giản, khối hình hộp, diện tường ốp gạch thu nhỏ tối thiểu, diện kính tối
đa.
Mặt bằng và MB trần Art gallery
Một lõi kỹ thuật, mà được Kahn gọi là không gian phục vụ nằm giữa, để phục vụ cho
không gian chính là các phòng trưng bày, phòng học. Cấu trúc không gian phục vụ và
không gian được phục vụ, được Kahn ứng dụng từ các lâu đài thời trung cổ của châu
Âu, các bức tường thành dày che dấu bên trong các phòng phục vụ hỗ trợ cho lâu đài.
Lấy cảm hứng tinh tế từ phòng trưng bày tân Gothic thế kỷ XIX nằm kế bên công trình,
ông tạo hệ đèn chiếu quanh các các diện của trần bê tông với mạng lưới tam giác, ánh
sáng mềm mại phát ra gợi lên hình ảnh 1 thánh đường.
100
là một trong những trường hợp như thế.
3. Một số công trình tiêu biểu
a. Yale University Art gallery – Tòa nhà trưng bày nghệ thuật Đại học Yale, New Haven,
Connecticut, Mỹ.
Trần bê tông thô mộc với mạng lưới tam giác gây ấn tượng tạo hình
Một trong những sinh viên thường lui tới công trình đánh giá : vẻ đẹp của công trình không
xuất hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên mà chỉ xuất hiện sau thời gian ở trong đó.
Louis Kahn gia nhập khoa Kiến trúc, đại học Yale vào năm 1947. Trưởng khoa là kiến trúc
sư chuyên thiết kế nhà cao tầng George Howe cùng những KTS hiện đại nổi tiếng như Kahn,
Philip Johnson và Josef Albers làm giảng viên.
Những năm sau chiến tranh, trường Yale đã có xu hướng từ bỏ phong cách Beaux- Art và
hướng tới tiên phong trong thiết kế hiện đại. Vì vậy, khi hợp nhất các khoa nghệ thuật, kiến
trúc và lịch sử nghệ thuật của trường đại học trong một tòa nhà mới, một cấu trúc hiện đại là
lựa chọn khách quan. Hoàn thành vào năm 1953, Tòa nhà Yale University Art Gallery của Louis
Kahn gồm phòng trưng bày, lớp học và không gian văn phòng linh hoạt cho sự thay đổi của
trường.
Với bề ngoài đơn giản, khối hình hộp, diện tường ốp gạch thu nhỏ tối thiểu, diện kính tối
đa.
Mặt bằng và MB trần Art gallery
Một lõi kỹ thuật, mà được Kahn gọi là không gian phục vụ nằm giữa, để phục vụ cho
không gian chính là các phòng trưng bày, phòng học. Cấu trúc không gian phục vụ và
không gian được phục vụ, được Kahn ứng dụng từ các lâu đài thời trung cổ của châu
Âu, các bức tường thành dày che dấu bên trong các phòng phục vụ hỗ trợ cho lâu đài.
Lấy cảm hứng tinh tế từ phòng trưng bày tân Gothic thế kỷ XIX nằm kế bên công trình,
ông tạo hệ đèn chiếu quanh các các diện của trần bê tông với mạng lưới tam giác, ánh
sáng mềm mại phát ra gợi lên hình ảnh 1 thánh đường.
100